Mỹ có thể sẽ bị một vụ khủng bố 11-9 lần thứ hai

Ông Fred Fleitz, Phó Chủ tịch cao cấp về chính sách của Trung tâm Chính sách An ninh, khẳng định: Chiến lược của Nhà Trắng ở Syria và Iraq không nên được gọi là “chính sách”, bởi nó không thể làm giảm bớt hỗn loạn vô tận ở những quốc gia này. Dường như ông Obama sẽ để lại một mớ hỗn độn cho vị tổng thống kế nhiệm.

Ông giải thích: Chính quyền Obama đã thông báo những thay đổi chủ yếu trong chính sách của nước này đối với khủng hoảng Syria và mối đe dọa khủng bố IS hai lần trong vòng hai năm. Tuy nhiên, cả hai lần đều được cho là để đánh bóng tên tuổi sau khi bị “bôi xấu” của chính phủ Mỹ. Cả hai lần, cộng đồng thế giới đều phải nỗ lực tìm kiếm bằng chứng về sự yếu kém và thiếu quyết đoán của Mỹ.

 Tổng thống Barack Obama phát biểu tại Nhà Trắng ngày 5-11. Ảnh: AP

“Thay đổi” đầu tiên trong chính sách ngoại giao của Mỹ được đánh dấu bằng bài phát biểu của ông Obama hồi tháng 9-2014, sau khi IS công khai hành quyết hàng loạt tù binh. 

Ông Obama thông báo đã sẵn sàng chiến thắng hoàn toàn khủng bố bằng các cuộc không kích ở Syria và Iraq, đồng thời tiến hành kế hoạch huấn luyện và trang bị cho phiến quân Syria, cũng như tăng cường hỗ trợ cho quân đội Iraq.

“Các thay đổi trong chính sách tháng 9-2014 đã thất bại ngay từ khi bắt đầu” - Fleitz nói - “Các cuộc không kích lẻ tẻ ở Syria không thể ngăn cản được hoạt động của IS. Tại Iraq, IS đã chiếm giữ TP Ramadi từ cuối tháng 5-2015 mặc dù bị quân đội Iraq áp đảo vào ngày 10-1. Quân đội Iraq và người Kurd Iraq kêu gọi thêm nhiều sự hỗ trợ quân sự, tuy nhiên chính quyền Obama đã không đáp ứng”.

Chiến binh Hồi giáo ở TP Aleppo, phía bắc Syria. Ảnh: AFP

Sự sụp đổ tiếp theo trong chính sách của ông Obama thể hiện qua việc chương trình huấn luyện và trang bị trị giá 500 triệu USD của Mỹ thất bại. Trong khi đó, Nga cũng bắt đầu tiến hành các chiến dịch không kích ở Syria, đồng thời Iran mở rộng sự hiện diện ở Syria.
“Tổng thống Nga Putin đã châm biếm và lờ đi Tổng thống Obama khi quyết định gửi lực lượng đến Syria” - ông Fleitz nhấn mạnh.
Vị này nói thêm: “Một thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo đã được ký kết giữa Nga, Syria, Iraq và Iran. Các nghị sĩ Iraq thậm chí còn kêu gọi Nga tiến hành các cuộc không kích chống lại căn cứ IS trong đất nước của họ”.
Phản ứng của chính quyền Obama đối với thất bại này là khơi ra một sự thay đổi trong chính sách ngoại giao khác, thứ có thể gây ra một hậu quả tồi tệ hơn so với lần thứ nhất.
Không có bất kỳ chiến lược rõ ràng nào, ông Obama đã gửi “ít hơn 50” nhóm lực lượng tinh nhuệ để giúp đỡ phiến quân Syria. Hóa ra lực lượng quân sự tinh nhuệ của Mỹ đã tham vấn người Kurd, một nhóm người có lợi ích riêng ở Syria bên cạnh việc chiến đấu với Syria. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã tỏ thái độ không hài lòng khi Mỹ hỗ trợ cho người Kurd.
Fleitz giải thích: Các đồng minh Mỹ thừa hiểu rằng “chính sách” của ông Obama chỉ là cách câu giờ trước khi nhiệm kỳ tổng thống kết thúc. Sau đó, ông Obama có thể nói rằng ít nhất thì ông ấy cũng đã “cố gắng” làm một điều gì đó trong tình hình này. Đó cũng là lý do vì sao quyền lực đang thay đổi trong khu vực.
“Nga đang lấp đầy khoảng trống quyền lực trong khu vực và xây dựng một liên minh mới với Iraq, Iran và Syria. Nga cũng đã cải thiện quan hệ với Ai Cập và Israel”.
Theo ông Fleitz, chính sách thiếu quyết liệt của ông Obama trong việc chống khủng bố có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng và dẫn tới một kịch bản 11-9 thứ hai.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm