Nepal tuyên bố quốc tang 3 ngày: Cả thế giới cúi đầu chia buồn

Quốc tang 3 ngày

Gần 5.000 người đã thiệt mạng sau trận động đất Nepal; tuy nhiên, nhiều người tin rằng con số này sẽ còn tăng lên đáng kể, đội cứu hộ ra sức tìm kiếm người sống sót trong đống đổ nát đã từng là những thành phố và ngôi làng.

Thủ tướng Sushil Koirala đã thông báo trên truyền hình về việc sẽ để tang những nạn nhân trong ba ngày, theo BBC đưa tin. Đằng sau cái chết của những nạn nhân xấu số là những câu chuyện về những cá nhân mà cuộc sống đã bị trận động đất 7.8 độ Richter đảo lộn.

Cả thế giới đang chung tay góp sức nhưng người sống sót có đủ đồ ăn nới trú ẩn và thuốc men sau khi nhà cửa của họ bị trận đống đất tàn phá. Nhiều người ở Nepal dùng mạng xã hội để chia sẻ những câu chuyện về những gia đình tan nát.

Một người thân đặt hoa lên thi thể của một nạn nhân xấu số.

Juju Bhai là người sống sót duy nhất trong một gia đình, không có bảo hiểm và đang sống trong chỗ trú ẩn gần đó.

Vẫn có những câu chuyện về những trường hợp hy hữu. Một em bé 1 tuổi được tìm thấy dưới một đống đổ nát, vẫn còn sống. Sunita Sitaula bị kẹt trong ngôi nhà sập 33 giờ mới được giải cứu.

Tám triệu người bị ảnh hưởng

Hôm 28-4, tờ Asia One Asia News cho hay theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, có tới 8 triệu người bị ảnh hưởng tới tính mạng sau cơn “ác mộng” động đất ở Nepal. Đồng thời, đặt ra yêu cầu cấp thiết về đồ cứu trợ từ tấm bạt, nước sạch cho tới xà phòng và thuốc men.

“Theo ước tính ban đầu và dựa trên bản đồ cường độ động đất mới đây nhất, 8 triệu người ở 39 quận hạt đã và đang bị ảnh hưởng từ trận động đất, trong đó có hơn 2 triệu người sống trong 11 quận hạt bị ảnh hưởng nặng nề” – theo ước định mới nhất từ Văn phòng điều phối dân cư của Liên Hiệp Quốc.
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cho hay nguồn thực phẩm và nước uống sạch đang ngày càng cạn kiệt dần sau trận động đất tồi tệ nhất xảy đến với khu vực Himalaya trong hơn 80 năm.
Ở thung lũng Kathmandu, đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân nơi đây hoàn toàn tiêu điều. Những cửa hàng tạp hóa nhỏ đã mở cửa lại hôm 27-4, nhưng các doanh nghiệp lớn hơn vẫn chưa “khai trương” lại.
Những chiếc xe hơi và xe tải đứng xếp hàng vì cạn kiệt nhiên liệu dự trữ tại các trạm xăng. Ngân hàng vẫn đóng cửa, còn các máy giao dịch tự động vẫn hoạt động nhưng không được bổ sung tiền mặt.
Trong đêm thứ 3 tiếp theo, những người sống sót đã dựng lều tạm bợ giữa trời với nỗi sợ hãi sẽ có thêm nhiều tòa nhà sụp đổ vì dư chấn, hơn nữa còn đe dọa tới những người vừa mất đi người thân cũng như nhà cửa và tài sản.
Có khoảng 21 khu trại cứu trợ được thiết lập giữa trời quanh Kathmandu.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm