Những tên khủng bố mang hộ chiếu châu Âu

"Chúng có thể lên máy bay tới Mỹ vào ngày mai", Chertoff nhận xét, "Hoặc chúng có thể tấn công ngay tại nước nhà". Theo tài liệu nội bộ của Cơ quan an ninh nội địa Đức (BfV), những đối tượng cải đạo như Daniel S., người được các nhân viên điều tra miêu tả là "gã thanh niên trẻ đang tìm kiếm một cơ cấu và những giá trị", đóng vai trò cực kỳ nguy hiểm. Chertoff tin rằng: ’’Châu Âu đã trở thành một mặt trận giống như Mỹ.

Những tên khủng bố mang hộ chiếu châu Âu ảnh 1
Hoá chất để chế tạo bom.

Ngày 4/9, cơ quan tình báo Đan Mạch đã bắt khẩn cấp 8 kẻ tình nghi là các tay súng Hồi giáo thân tín với các nhân vật hàng đầu của Al-Qaeda.

Cuộc tấn công của lực lượng cảnh sát nhằm bắt giữa những kẻ tình nghi được tiến hành tại Thủ đô Copenhagen vào lúc 2h sáng giờ địa phương. 8 người đàn ông bị bắt giữ, trong đó có 6 công dân Đan Mạch bị tình nghi có liên quan tới mạng lưới khủng bố Al-Qaeda và đang tiến hành âm mưu đánh bom tại một số khu vực, tuy nhiên các mục tiêu đánh bom hiện chưa được tiết lộ. Theo cơ quan tình báo, các đối tượng đã bị theo dõi từ lâu, và họ đã thực hiện lệnh bắt giữ sau khi có đầy đủ các bằng chứng.

Đây là lần thứ ba kể từ năm 2005 Đan Mạch tiến hành các vụ bắt giữ những kẻ tình nghi là khủng bố. Mặc dù Đan Mạch không phải là mục tiêu của các vụ đánh bom trong suốt hơn 20 năm qua, tuy nhiên mối lo ngại về khủng bố đã gia tăng kể từ sau các vụ đánh bom tại London tháng 7/2005, và đặc biệt là kể từ khi báo chí Đan Mạch cho đăng những bức tranh biếm họa về nhà tiên tri Muhammad của đạo Hồi.

Trong khi đó, đối với chính quyền Mỹ, "lục địa già’’ này chính là nhà của một con ngựa Trojan, một thứ mà những người châu Âu vẫn chưa nhận ra. Như khẳng định những nỗi lo sợ trên, tuần trước, các đơn vị chống khủng bố Đan Mạch đã đập tan một nhóm khủng bố gồm 8 đối tượng Hồi giáo cực đoan đang lên kế hoạch tiến hành một vụ tấn công.

Sau khi Đức tóm cổ 3 tên tình nghi khủng bố, Schäuble đã mô tả động cơ của những kẻ Hồi giáo cực đoan trên là "Sự thù hận tự huỷ hoại nền văn minh phương Tây".

Trong cuộc họp hồi tháng 6 tại Gengenbach, Chertoff bị thuyết phục rằng, chính người Mỹ, chứ không phải người Đức, mới là mục tiêu của các cuộc tấn công khủng bố đang được lên kế hoạch. Sự nghi ngờ trên của Chertoff dựa trên bản báo cáo của BfV gửi cho Washington.

Chiếc xe tình nghi

Vào buổi tối 31/12/2006, một chiếc xe chở vài người lặng lẽ qua Doanh trại Hutier tại Lamboy, thành phố miền Tây Hanau. Đây được coi là "nhà" của một căn cứ quân sự lớn của Mỹ, nơi có hàng nghìn lính Mỹ sống và đang chuẩn bị tổ chức tiệc đón năm mới.

Đội theo dõi của BfV phát hiện thấy, chiếc xe trên đi đi, lại lại trước doanh trại nhiều lần. Khi các nhân viên mật vụ Đức chặn chiếc xe lại, họ phát hiện "hành khách" trên xe gồm Fritz Gelowicz, Attila S. từ tỉnh miền Nam Ulm, Ayhan T. từ Langen, gần Frankfurt và Dana B., một người Đức gốc Iran từ Frankfurt.

Khi các nhân viên mật vụ hỏi số người trên đang làm gì ở đó, họ trả lời chỉ muốn xem "Người Mỹ tổ chức giao thừa như thế nào".

Cuộc "do thám" trên thực sự đã "treo cờ đỏ" đối với tình báo Đức.

Chiến dịch theo dõi hiếm có

Vào ngày 6/1, cảnh sát bang Hesse đã tiến hành lục soát căn hộ của Gelowicz nhằm lật tẩy những kế hoạch thực sự của số phần tử Hồi giáo trên. Gelowicz sống trong khu căn hộ khiêm tốn, gồm 6 toà nhà sơn màu trắng ở ngoại ô Ulm. Những bóng trắng đã ngăn tầm nhìn qua cửa kính từ căn hộ tầng trệt của Gelowicz.

Trong 8 tháng sau đó, con đường Böfinger Weg bỗng trở thành hiện trường của một chiến dịch theo dõi hiếm thấy ở Đức. Cục cảnh sát tội phạm liên bang Đức (BKA) ngay lập tức lắp đặt camera theo dõi nhất cử nhất động của Gelowicz. Tuy nhiên, khi khám nhà hồi đầu tháng 1, cảnh sát không tìm thấy gì.

Các điệp vụ BKA đã "gặp may" khi khám căn hộ của Ayhan T., nơi phát hiện ra một cuốn băng video quay cảnh đối tượng nhập cư từ Thổ Nhĩ Kỳ này trong một ngôi nhà trông giống như một trụ sở hội ở một nơi nào đó tại bang Hesse. Cuộn băng quay cảnh một nhóm gồm vài người đàn ông ngồi thành vòng tròn, hát những bài hát thánh chiến (jihad) bằng tiếng Thổ. Sau đó, Ayhan T. bước lên trước ống kính máy quay và nói về jihad.

Cuốn băng trên còn ghi lại cảnh những người đàn ông này hô to những khẩu hiệu phản đối những kẻ ngoại đạo.

Tuy nhiên, người ta vẫn nghi ngờ liệu đó có phải cuốn video "biệt ly" của một kẻ đánh bom liều chết? BfV tin như vậy, nhưng BKA không dám chắc. Dù không có sự thống nhất về động cơ của nhóm khủng bố, nhưng những cuộc tìm kiếm đã "thu hoạch" được nhiều thông tin mới.

Danh sách những đối tượng tình nghi ngày càng dài và cả hai bên bắt đầu chơi trò "Mèo vờn chuột". Khi một trong những kẻ tình nghi phát hiện ra đội theo dõi của BfV, hắn bình tĩnh bước ra khỏi xe đang đỗ trước đèn đỏ, rút dao rạch lốp xe của các mật vụ.

Những tên khủng bố mang hộ chiếu châu Âu ảnh 2
Tóm gọn đối tượng.

Trong khi đó, các cơ quan tình báo của Mỹ như NSA và CIA đã cung cấp cho phía Đức những thông tin rất quan trọng: bản copy những thông điệp giữa các phần tử Hồi giáo cực đoan Đức và những đối tượng liên lạc ở Pakistan. Ba đối tượng ở Đức nằm trong danh sách liên lạc.

Kẻ thứ nhất có biệt hiệu "Muaz," tình nghi là Attila S., 22 tuổi. Kẻ thứ hai có biệt danh "Zafer," từ thị trấn Neunkirchen, cảnh sát tình nghi là Zafer S., một người bạn cũ của Daniel S., một trong 3 kẻ bị bắt hồi tuần trước. Theo người cha Hizir S., Zafer đang theo học một khoá ngôn ngữ tại Istanbul.

Cái tên thứ ba xuất hiện trong các bức thư điện tử mà NSA chặn được là "Abdul Malik," có thể là Fritz Gelowicz, kẻ bị tình nghi là thủ lĩnh nhóm, một phần tử Hồi giáo cực đoan "máu lạnh và đầy thù hận".

Trần Kiên <EM>(Theo VietNamNet)</EM>

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm