Nobel Hóa học cho đột phá giải mã bí mật sự sống

Joachim Frank (ĐH Columbia), Richard Henderson (Phòng thí nghiệm sinh học phân tử, Cambridge) và Jacques Dubochet (ĐH Lausane).

Theo mô tả của Ủy ban Nobel, ba nhà khoa học đã phát triển được phương thức chụp hiển vi electron- lạnh. Phương pháp này cho phép khoa học thế giới giờ đây có thể thu thập được “những hình ảnh chi tiết về các vận động phức tạp của sự sống ở cấp độ nguyên tử” - Ủy ban Giải thưởng Nobel nhận định.

Theo tóm tắt của tờ The New York Times, phương pháp của ba nhà khoa học trên cho phép đông lạnh các vi phân tử sinh học với tốc độ cực nhanh, đến mức hình thù tự nhiên của phân tử vẫn được bảo toàn nguyên vẹn, giúp phác họa được hình ảnh một cách chính xác nhất. Ủy ban Nobel ca ngợi công trình của ba nhà nghiên cứu Anh, Mỹ và Thụy Sĩ đã đưa ngành hóa sinh bước vào một kỷ nguyên hoàn toàn mới.

Buổi thuyết trình về thành tựu của ba nhà khoa học Mỹ, Anh và Thụy Sĩ ở Stockholm ngày 4-10. Ảnh: AFP

Bà Sara Snogerup Linse, giáo sư vật lý-hóa học tại ĐH Lund (Thụy Điển), mô tả khái quát rằng công trình của các nhà khoa học đã trao cho nhân loại khả năng nhìn thấy tất cả phân tử protein của sự sống. “Rồi đây sẽ không còn điều bí mật nào nữa. Giờ đây chúng ta đã có thể nhìn thấy những chi tiết đầy phức tạp của phân tử sinh học trong mọi ngóc ngách tế bào con người, trong mỗi chất chảy trong cơ thể. Chúng ta đang đứng trước một cuộc cách mạng trong ngành hóa sinh” - bà Linse nhận định đầy hào hứng.

Ông Joachim Frank tự tin khẳng định phương thức này có tiềm năng sử dụng “khổng lồ”. Theo nhà khoa học người Mỹ, bước đột phá này cho phép các dược phẩm không ngừng lại ở mức độ bộ phận cơ thể người mà có thể tập trung “vào quá trình vận động của tế bào”. Giải thưởng Nobel Hóa học được Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển trao tặng có giá trị đến 1,1 triệu USD, theo The New York Times.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm