Nữ văn sĩ nổi tiếng người Việt ở Czech là ảo

Nữ văn sĩ nổi tiếng người Việt ở Czech là ảo ảnh 1

Nhà văn ảo Phạm Thị Lan. Ảnh: Právo club.

Tác giả thực sự của tiểu thuyết từng đạt giải thưởng tại Czech hóa ra không phải của một cô gái Việt mà là một nhà văn bản địa.

Nhà xuất bản lớn nhất của Czech là Euro media đã cho in cuốn sách được cho là của Phạm Thị Lan, một cô gái gốc Việt 19 tuổi ở Czech, hồi đầu năm. Xinhua cho biết hôm 1/12 rằng tiểu thuyết này chỉ trích cách đối xử của người bản địa với cộng đồng người Việt tại đó. Sách đã giành giải thưởng Book club.

Nhà xuất bản lớn nhất của Czech là Euro media đã cho in cuốn sách được cho là của Phạm Thị Lan, một cô gái gốc Việt 19 tuổi ở Czech, hồi đầu năm. Xinhua cho biết hôm 1/12 rằng tiểu thuyết này chỉ trích cách đối xử của người bản địa với cộng đồng người Việt tại đó. Sách đã giành giải thưởng Book club.

Tuy nhiên, tuần báo Tyden của Czech phát hiện ra rằng tác giả thực sự là Jan Cempirek. Nhà văn 39 tuổi thừa nhận viết tác phẩm này và cho rằng nó được trao giải chỉ vì được cho là do một thành viên của cộng đồng thiểu số viết ra.

Tờ CTK cho biết Cempirek đã gửi tác phẩm nói trên dự thi và giả tên tác giả là Phạm Thị Lan. Ông bịa chuyện Lan đến Malaysia du học và bố mẹ cô, đều là người Việt ở Czech, không đồng ý cho con về dự lễ trao giải ở Prague.

Nhà văn này còn bịa ra một số cuộc phỏng vấn với Lan và gửi ảnh cùng một đoạn video giả của Lan. Hiện chưa rõ những hình ảnh đó được Cempirek lấy từ đâu.

Nghi ngờ về tác giả thực sự của cuốn sách nổi lên khi các phóng viên muốn gặp Lan đều không thể tìm được cô. Trường phổ thông được cho là nơi Lan theo học ở thành phố Pisek vùng Bohemian cũng không có tên cô trong danh sách học sinh. Một biên tập viên sau đó phát hiện ra rằng những bức thư điện tử mà Lan viết từ Malaysia hóa ra được gửi đi từ máy tính ở Czech.

Tác phẩm Ngựa trắng, Rồng vàng (White horse, yellow dragon) đã được các nhà phê bình văn học bản địa chào đón vì đó là cuốn sách đầu tiên do người Việt ở Czech viết. Tác giả thực sự Cempirek sẽ hé lộ động cơ của việc tạo ra một nữ nhà văn gốc Việt ảo trong một bài viết được đăng tải trong tháng này.

Theo Ngọc Sơn (VNE)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm