Ông Biden thúc đẩy các ưu thế chính sách thời Obama

Với tư cách là ứng viên tổng thống, ông Biden đã có lập trường thẳng thắn đối với TQ về các vấn đề xảy ra ở khu tự trị Tân Cương, Hong Kong và từng có lời chỉ trích đối với Chủ tịch TQ Tập Cận Bình.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy trong cạnh tranh Mỹ - Trung dưới thời ông Biden mới thật sự bùng nổ. Thay vì chỉ tập trung vào cuộc chiến tranh thương mại và đại dịch COVID-19 như chính quyền ông Trump, ông Biden được dự đoán sẽ mở rộng quy mô cạnh tranh sang các lĩnh vực quân sự, ngoại giao, công nghệ và có lẽ thậm chí là ý thức hệ. Điều này sẽ có tác động lớn đối với trật tự quốc tế.
Ông Biden - một người ủng hộ chủ nghĩa đa phương được kỳ vọng sẽ xem xét lại các chiến lược lớn của chính quyền ông Obama về thương mại. Chính quyền ông Biden sẽ tìm cách khôi phục và tận dụng lợi thế so sánh quan trọng trong cuộc cạnh tranh với Bắc Kinh: Mối quan hệ đối tác của Mỹ với các đồng minh quan trọng - một điều mà TQ đang thiếu. Dưới thời ông Trump, tư duy của người làm kinh doanh áp dụng trong chính sách đối ngoại của ông đã cản trở Washington tạo lập vị thế của mình với đối tác ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và gây mất lòng các đối tác chủ chốt.
Việc ông Biden áp dụng chủ nghĩa đa phương và phối hợp với các đồng minh - thay vì tham gia các cuộc đối đầu một đối một với Bắc Kinh có thể sẽ nâng cao sức ảnh hưởng của Mỹ.
Để thúc đẩy kinh tế và giảm phụ thuộc công nghệ TQ, ông Biden sẽ làm việc với các đồng minh châu Âu và châu Á nhằm gây áp lực lên Bắc Kinh. Ngoài ra, ông cũng có thể tập hợp chuyên môn giữa các quốc gia đối tác về công nghệ trong các lĩnh vực then chốt để phát triển độc lập với TQ. Chính cách tiếp cận đa phương cứng rắn này sẽ làm yên lòng các đối tác của Mỹ trong khu vực.
Ngoài ra, ông Biden cũng được dự đoán sẽ không chỉ tập trung vào các biện pháp trừng phạt chống lại TQ mà có thể tạo ra không gian hợp tác song phương có chọn lọc với nước này về các vấn đề như khí hậu hoặc sức khỏe

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm