Ông Najib trình diện thẩm vấn tại Ủy ban Chống tham nhũng

Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak sáng 22-5 đã đến trình diện và chịu thẩm vấn tại Ủy ban Chống tham nhũng nước này ở Kuala Lumpur, liên quan đến các vụ bê bối quỹ đầu tư nhà nước 1MDB do ông thành lập và điều hành từ năm 2009.

Ông Najib mặc sơ mi xanh nhạt và áo vest xanh dương, vẻ mặt tươi cười, được nhân viên an ninh hộ tống, di chuyển chậm qua hàng rào phóng viên tụ tập bên ngoài để vào trụ sở Ủy ban Chống tham nhũng.

Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak đến trình diện và chịu thẩm vấn tại Ủy ban Chống tham nhũng ở Putrajaya (Malaysia) sáng 22-5. Ảnh: REUTERS

Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak đến trình diện và chịu thẩm vấn tại Ủy ban Chống tham nhũng ở Putrajaya (Malaysia) sáng 22-5. Ảnh: REUTERS

Nhiệm vụ ông Najib trong ngày 22-5 là giải thích về nghi ngờ ông biển thủ 10,6 triệu USD từ SRC International (công ty con của quỹ 1MDB) được chuyển sang tài khoản ông Najib. Đây là trọng tâm điều tra giai đoạn đầu của Ủy ban Chống tham nhũng. SRC International được chính phủ ông Najib thành lập năm 2011 nhằm tìm kiếm đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng, là một đơn vị của quỹ 1MDB cho đến khi Bộ Tài chính rút ra năm 2012.

Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak được hộ tống đến trình diện và chịu thẩm vấn tại Ủy ban Chống tham nhũng ở Putrajaya (Malaysia) sáng 22-5. Ảnh: REUTERS

Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak được hộ tống đến trình diện và chịu thẩm vấn tại Ủy ban Chống tham nhũng ở Putrajaya (Malaysia) sáng 22-5. Ảnh: REUTERS

10,6 triệu USD chỉ là con số nhỏ trong bê bối hàng tỉ USD bị thất thoát từ quỹ 1MDB trong thời gian ông Najib thành lập và điều hành. Trước sau ông Najib vẫn bác bỏ mọi cáo buộc. Nhưng vụ bê bối này làm tổn hại rất lớn hình ảnh của ông Najib trong 3 năm cuối thủ tướng của ông, và là một lý do chính khiến cử tri quay lưng với ông trong buộc bầu cử ngày 9-5 vừa qua.

Kết quả bầu cử gây sốc này đã thay đổi trật tự chính trị Malaysia, khi lần đầu tiên một liên minh cầm quyền xuyên suốt từ khi Malaysia độc lập năm 1957 chịu thất bại về tay một liên minh đối lập.

Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak len lỏi trong hàng rào phóng viên khi đến trình diện và chịu thẩm vấn tại Ủy ban Chống tham nhũng ở Putrajaya (Malaysia) sáng 22-5. Ảnh: REUTERS

Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak len lỏi trong hàng rào phóng viên khi đến trình diện và chịu thẩm vấn tại Ủy ban Chống tham nhũng ở Putrajaya (Malaysia) sáng 22-5. Ảnh: REUTERS

Tân Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad trở lại chính trường ở tuổi 92, sau thời gian 22 năm làm thủ tướng nước này trước đó. Ông Mahathir đã mở lại cuộc điều tra nhằm vào quỹ 1MDB và thề sẽ lấy lại số tiền đã biến mất từ quỹ này. Ông Mahathir sa thải Bộ trưởng Tư pháp từng bảo vệ ông Najib trong cuộc điều tra trước ở quỹ 1MDB, bổ nhiệm lãnh đạo Ủy ban Chống Tham nhũng mới, tuyên bố sẽ điều tra hết các sai phạm của chính phủ cũ.

Không lâu sau khi thua cuộc, ông Najib và vợ bị cấm rời khỏi đất nước, bị khám xét nhà cửa. Cảnh sát đã thu hàng chục túi tiền, nữ trang, hàng trăm thùng giấy chứa túi hàng hiệu từ nhà riêng và các căn hộ chung cư của gia đình ông Najib.

Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak bị cấm rời khỏi đất nước ngay sau khi mất chức thủ tướng, đến trình diện và chịu thẩm vấn tại Ủy ban Chống tham nhũng ở Putrajaya (Malaysia) sáng 22-5. Ảnh: REUTERS

Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak bị cấm rời khỏi đất nước ngay sau khi mất chức thủ tướng, đến trình diện và chịu thẩm vấn tại Ủy ban Chống tham nhũng ở Putrajaya (Malaysia) sáng 22-5. Ảnh: REUTERS

Ngày 21-5, chính phủ mới thành lập một đội đặc nhiệm gồm một số thành viên Cơ quan Chống Tham nhũng, Ngân hàng Trung ương, cảnh sát, phối hợp với “các cơ quan thực thi pháp luật ở Mỹ, Thụy Sĩ, Singapore, Canada và các nước khác có liên quan” điều tra quỹ 1MDB. Tuần trước, Bộ Tư pháp Mỹ nói mong muốn hợp tác với chính phủ Malaysia điều tra quỹ 1MDB.

Cuộc điều tra quỹ 1MDB lần đầu đã bị phong tỏa dưới thời ông Najib. Từ sau khi bê bối liên quan quỹ 1MDB xuất hiện năm 2015, ông Najib đã thay đổi các vị trí Bộ trưởng Tư pháp và nhiều lãnh đạo Ủy ban Chống Tham nhũng, mà theo nhiều ý kiến chỉ trích thì nhằm phong tỏa cuộc điều tra này.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm