Pháp - Mỹ căng thẳng vì vấn đề IS

Đáp lại những tuyên bố của Mỹ về việc IS bị đánh bại, Tổng thống Macron khẳng định: “Tôi cho rằng vấn đề ưu tiên số môt là loại bỏ IS và các nhóm khủng bố, bởi vì việc đánh bại IS vẫn chưa kết thúc. Đây vẫn là ưu tiên số 1 của chúng ta”.  

Về phía Mỹ, mặc dù thừa nhận rằng IS vẫn còn hoạt động và Mỹ đang làm hết sức để ngăn chặn tổ chức này hồi sinh nhưng Tổng thống Trump vẫn khẳng định: “Chúng tôi đã bắt được 100% phần tử khủng bố”.

Theo Insider, quân đội Mỹ vẫn đang tiếp tục triển khai các hoạt động chống IS, ước tính có tới 18.000 chiến binh đã bị bắt giữ ở Iraq và Syria.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và người đồng cấp Mỹ Donald Trump bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO hôm 3-12 tại Anh. Ảnh: AP

Thêm vào đó, Tổng thống Pháp Macron cũng khẳng định lại với ông Trump về chuyện chiến binh IS là người nước ngoài đang bị giam giữ ở Syria. Ông Macron thừa nhận các chiến binh IS người nước ngoài là đến từ châu Âu nhưng đó chỉ là "một số nhỏ trong vấn đề chung mà chúng ta đang có trong khu vực".

Đáp lại, Tổng thống Trump cho biết nhiều chiến binh trong số đó đến từ Pháp, Đức và cả Anh: "Họ chủ yếu đến từ châu Âu và một số quốc gia đã xác nhận, nhưng tôi vẫn chưa nói chuyện với lãnh đạo các nước về vấn đề đó”.

Ngoài ra, ông Trump có ý nói rằng Pháp nên làm nhiều hơn để đưa các chiến binh IS về nước: "Nếu ông muốn có các chiến binh IS. Tôi sẽ trao trả cho ông. Ông có thể lấy toàn bộ nếu muốn”, ông Trump nói.

Xem như một lời mỉa mai, ông Macron trả lời: "Xin hãy nghiêm túc. Số lượng rất lớn chiến binh ông giam giữ trên mặt đất hiện giờ đến từ Syria, Iraq và một số nước trong khu vực”.

Theo hãng tin Reuters, Pháp có hơn 400 công dân, trong đó hơn 60 chiến binh IS, đang có mặt tại miền bắc Syria. Paris nhiều lần từ chối đưa các chiến binh hồi hương và nói rằng họ sẽ phải đối mặt với bản án khắt khe nhất về những tội ác của mình. 

Trong cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Pháp-Mỹ, Tổng thống Macron cũng cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đã làm việc với lãnh đạo của IS và sự mơ hồ của Ankara với tổ chức này là một mối bất lợi cho các đồng minh NATO đang chiến đấu tại Syria và Iraq.  

“Kẻ thù chung ngày nay là các nhóm khủng bố. Tôi rất tiếc phải nói rằng chúng ta không cùng chung khái niệm về khủng bố trên bàn đàm phán”, ông Macron nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm