Boeing công bố kế hoạch đóng tàu vũ trụ mới

“Tàu vũ trụ thế kỷ 21” được Boeing nhắc tới là tàu vũ trụ thương mại mới nhất của hãng – tàu vũ trụ CST-100 Starliner.  Tàu sẽ cất cánh bay thử nghiệm tại trạm không quân Mũi Canaveral vào tháng 2-2017, cùng với 6 chuyến bay định kỳ của NASA. Ước tính chi phí cho chuyến bay là 4,2 tỉ USD.
Tàu vũ trụ Starliner sẽ được phóng cùng với 5 tên lửa Atlas, đồng thời sẽ mang phi hành đoàn và kho hàng tới Trạm không gian quốc tế (ISS). Nếu có thể, con tàu này sẽ tới các căn cứ không gian quỹ đạo thấp sẽ được mở trong tương lai.

Đối thủ cạnh tranh chính của tàu Starliner là tàu thương mại SpaceX-s Dragon V2 mà NASA đã ký hợp đồng cùng trị giá 2,6 tỉ USD và đang trong quá trình phát triển. Cả 2 tàu này đều có khả năng chở tới 7 thành viên phi hành đoàn hoặc khoảng 2.500 kg vũ khí, thức ăn và quần áo.

 Tàu vũ trụ CST-100 Starliner (Ảnh: NASA)

“Với các nhiệm vụ này, NASA và các đối tác quốc tế của chúng tôi có thể thực hiện nhiều nghiên cứu hơn nữa trên phòng nghiên cứu trên quỹ đạo, gần gấp đôi so với tiềm năng nghiên cứu khoa học ở thời điểm hiện giờ” – giám đốc Chương trình phi hành đoàn thương mại NASA Kathryn Lueders cho biết.

“Tàu này cũng có một khả năng đặc biệt khác là phục vụ như tàu cứu sinh trên trạm không gian với thời gian lên tới 210 ngày. Do đó các thành viên phi hành đoàn được đảm bảo an toàn trong các trường hợp khẩn cấp”.
Giám đốc điều hành CEO Dennis Muilenburg nhấn mạnh rằng bước tiến mới này của Starliner phần lớn sẽ phụ thuộc vào các khách hàng ngoài NASA. Hãng Boeing đang hợp tác riêng với Công ty công nghệ không gian Bigelow Aerospace để cung cấp các dịch vụ vận tải không gian.
Một nguyên mẫu Bigelow sẽ được phóng vào không gian và bay tới trạm không gian quốc tế ISS vào đầu năm nay với chuyến bay thử nghiệm 2 năm.
Cho tới nay, tàu không quan Nga vẫn là phương tiện duy nhất chở các phi hành gia tới ISS vì năm 2011 NASA quyết định từ bỏ chương trình tàu con thoi. 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Ukraine 'nắm thóp' lỗ hổng phòng không Nga

Ukraine 'nắm thóp' lỗ hổng phòng không Nga

(PLO) - Những hệ thống phòng không Nga không được thiết kế để đối phó các cuộc tấn công của Ukraine ở phía nam, mà là để đối phó các cuộc tấn công của NATO ở phía tây.