"Cuộc chiến tàu sân bay" khốc liệt giữa các siêu cường châu Á

Trung Quốc chính thức sở hữu chiếc tàu sân bay đầu tiên mua lại từ Ukrainia sau khi được tân trang lại từ nguyên bản của Liên Xô. Đó là một chiếc tàu chủ lực của đất nước này với hy vọng về một phi đội máy bay có thể hoạt động ở vùng biển lớn cách căn cứ quân sự trên biển hàng nghìn dặm.

Ấn Độ cũng tung ra chiếc tàu sân bay đầu tiên do nước này xây dựng như một phần của kế hoạch có 3 chiếc tàu sân bay vào năm 2020.

Nhật Bản cũng không nằm ngoài cuộc chiến tàu sân bay, với lực lượng hải quân chính thống được đào tạo bài bản với mục tiêu phòng thủ. Nhật Bản mới tung ra một chiếc tàu gọi là tàu khu trục sà phẳng để khởi động máy bay chiến đấu để cạnh tranh với chiếc tàu sân bay Liêu Ninh có vẻ nguy hiểm của Trung Quốc.

Tuy là loại vũ khí quân sự có chi phí đắt đỏ "phải có" mới nhất trong công tác phòng thủ và hậu cần, nhưng trong bối cảnh mà công nghệ tàu ngầm và các máy bay không người lái đã trở nên lạc hậu và gây nhiều tranh cãi thì tàu sân bay vẫn được xem là một trong những dự án chứng tỏ sức mạnh quân sự quốc gia.

Là hình tượng hơn là hành động

Cuộc chạy đua tàu sân bay nổ ra trong bối cảnh các quốc gia châu Á đang muốn khẳng định sức mạnh và thay đổi những vị thế trong khu vực.

Với Nhật Bản là để đáp trả lại việc thị uy quyền lực của Trung Quốc và những đe dọa từ phía Hàn Quốc. Ấn Độ bẻ cong những tàu sân bay của mình hướng về phía Pakistan, trong khi Trung Quốc muốn gia tăng sức mạnh dự án quân sự cùng với những chuyến giao dịch thương mại và những lợi ích trong khu vực.

Có khoảng 20 chiếc tàu sân bay đang hoạt động trên thế giới trong đó, hải quân Mỹ chiếm10 chiếc. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia phân tích quân sự cho rằng việc sở hữu tàu sân bay có giá trị hơn là khi nào sử dụng chúng.

Ashley Townshend, chuyên gia của Học viện Lowy về Chính sách quốc tế nói rằng có một khoảng cách giữa kế hoạch tung ra một tàu sân bay và hiệu quả hoạt động trong thực tế của nó.

 Townshend nói với hãng CNN rằng "Nhu cầu và việc muốn sở hữu một chiếc tàu sân bay là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau." Ông nói thêm rằng, cùng với những dấu mốc quan trọng gần đây, châu Á đã có một lịch sử tàu sân bay lâu đời. Ấn Độ đã vận hành tàu sân bay từ trước đó, Trung Quốc mới gia nhập cuộc chiến trên biển / hoạt động hải quân. Nhật bản đã có tàu chiến khá hấp dẫn, lớn nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai. »

Những chiếc tàu sân bay đắt đỏ

Anh dự đoán giá của chiếc tàu sân bay mới Queen Elizabeth của mình là 8 tỷ USD. Kích cỡ khổng lồ của nó đã được sản xuất theo công đoạn tại 6 nhà máy đóng tàu của Anh trước khi được lắp ráp lại với nhau tại Rosyth, Fife, Scotland.

"Cuộc chiến tàu sân bay" khốc liệt giữa các siêu cường châu Á ảnh 2

Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc

Trung Quốc tỏ ra phù hợp với ván bài may rủi lớn nhất của mình khi tân trang lại chiếc tàu sân bay mua lại Ukraina. Việc đóng tàu bị ngừng lại năm 1992, chiếc tàu được để dành, không được bảo dưỡng, và sau đó ở tình trạng trơ trụi. Tới đầu năm 1998, tàu không có động cơ, bánh lái, hầu hết các hệ thống hoạt động, và được đưa ra bán đấu giá.

Những mạo hiểm

Ông Townshend nói rằng cuộc chạy đua tàu ngầm, tàu chiến, và các tên lửa đạn đạo tầm trung đều có thể khiến những chiếc tàu sân bay bị tổn hại trong những cuộc chiến hiện đại.

Điều thú vị là trong khi Trung Quốc đang tiến hành xây dựng tàu sân bay buộc các tàu sân bay của Mỹ rời xa hơn eo biển Đài Loan thì những quốc gia ở Đông Nam Á cũng nỗ lực không kém trong lĩnh vực này nhằm làm suy giảm sức mạnh của nền tảng hải quân Trung Quốc đang dần lớn mạnh trong khu vực.

"Cuộc chiến tàu sân bay" khốc liệt giữa các siêu cường châu Á ảnh 3

Tàu sân bay Mỹ George H.W. Bush

Chuyên gia quân sự Michael Horowitz, giảng dạy khoa học chính trị tại trường Đại học Pennsylvania nói rằng việc vận hành một tàu khu trục phức tạp và cần nhiều thời gian. Ông nói: "Cuộc chiến tàu sân bay là một trong những tiến bộ quân sự chủ chốt, đòi hỏi trình độ cao cả về tiềm lực tài chính và đội ngũ thủy thủ. Hạ thủy một sân bay cũng đồng thời là một chiếc tàu, cộng với những tàu hỗ trợ khác, đơn giản là khó khăn hơn việc bày ra một loạt súng khủng trong một trận địa tàu chiến. »

Những mất mát

Tàu sân bay có một tỷ lệ hao mòn lớn so với bất kỳ vũ khí quân sự nào khác. Theo một nghiên cứu bởi chuyên gia Robert Rubel của Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, Hải quân Mỹ đã bị thiệt hại mất 12.000 máy bay và 8.500 thủy thủ từ năm 1949 đến năm 1988.

"Cuộc chiến tàu sân bay" khốc liệt giữa các siêu cường châu Á ảnh 4

Máy bay chiến đấu Mỹ F-18 cất cánh từ sân bay của tàu USS Kitty Hawk ở vịnh Bengal. Hải quân Mỹ đã bị thiệt hại mất 12.000 máy bay và 8.500 thủy thủ từ năm 1949 đến năm 1988.

Chuyên gia Townshend cho biết: "Việc đào tạo phi công cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay thật sự khó khăn. Trong khi Trung Quốc học hỏi được từ những thành công và thất bại từ các quốc gia đi trước, họ cần rất nhiều thời gian trong khi họ có chưa đến 100 nhân viên sân bay được đào tạo để vận hành tàu sân bay."

Trong khi Ấn Độ và Trung Quốc cạnh tranh khốc liệt trong cuộc chiến kích cỡ tàu sân bay, các chuyên gia lưu ý rằng tàu của hai quốc gia này chỉ bằng 1/3 kích thước của siêu tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ.

Ông nói thêm:" Có rất nhiều truyện kể xung quanh việc Trung Quốc sắp trở thành một cường quốc trên thế giới. Điều đó xảy ra chỉ khi Trung Quốc phải có một nền tảng tàu sân bay cũng như hải quân thực sự hùng mạnh."

Theo tinmoi.vn

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm