Không quân Mỹ tập trung phát triển vũ khí dạng mô-đun và kết cấu mở

Lãnh đạo Không quân Mỹ tuyên bố, việc phát triển vũ khí dạng mô-đun cho phép nâng cấp hoặc sửa chữa trang bị cũ không cần phải can thiệp sâu vào kết cấu phương tiện bay (yếu tố liên quan tới vòng đời sử dụng). Trong khi đó, kết cấu mở cho phép nhiều công ty cùng tham gia phát triển trang bị mới để kết hợp trong một kết cấu vũ khí, trang bị hoàn chỉnh (đơn giản hóa quá trình phát triển mới).

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Hiện tại, Mỹ đang áp dụng quy trình phát triển vũ khí dạng mô-đun và kết cấu mở trong dự án phát triển máy bay chỉ huy và chỉ thị mục tiêu trên không mới thay thế loại E-8 JSTARS. Nguyên tắc này cũng được áp dụng trong chương trình phát triển máy bay huấn luyện thế hệ mới TX thay thế T-38 Talon.

Đánh giá về chiến lược trên, Tư lệnh Không quân Mỹ, Mark Welsh III nhấn mạnh, các công ty tham gia phát triển công nghệ hàng không mới nên cân nhắc ứng dụng cộng nghệ mới vào các phương tiện hàng không sẵn có để giảm chi phí vận hành. Ông M. Welsh III  lấy chương trình phát triển động cơ phản lực AETD có khả năng thay đổi chu kỳ hoạt động làm ví dụ minh họa. Cụ thể, AETD thuộc dòng động cơ phản lực thế hệ thứ 6 của Mỹ. Khi được ứng dụng trên các máy bay quân sự hiện có của Không quân, nó giúp giảm 30-40% chi phí nhiên liệu khi máy bay ở tốc độ cận âm và siêu âm toàn phần. AETD đã minh chứng cho khả năng giảm chi phí hoạt động khi áp dụng công nghệ mô-đun và kết cấu mở.

Cùng với chiến lược phát triển không quân mới, Mỹ trong tương lai sẽ tiếp tục tăng cường vai trò và số lượng máy bay không người lái. Năm 2010, giới chức Lầu Năm góc từng tuyên bố sẽ tăng gấp 4 lần số lượng máy bay không người lái hiện có. "Nó (máy bay không người lái) sẽ không hoàn toàn thay thế vai trò của máy bay có người điều khiển. Nó chỉ đơn thuần giúp nhiệm vụ chiến đấu trở nên an toàn và hiệu quả hơn", ông M. Welsh III tuyên bố.

Theo Tuấn Sơn (QĐND / Lenta)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm