Lực lượng tàu chiến hải quân Indonesia - 'người khổng lồ' Đông Nam Á

Là quốc gia vạn đảo nên hải quân đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ cũng như an ninh của Indonesia. Lịch sử hải quân Indonesia bắt đầu từ ngày 10-9-1945 và cho đến nay hải quân Indonesia đang phát triển thành một lực lượng hải quân lớn trong khu vực.

Về đội tàu hộ tống, nòng cốt trong đội tàu hộ tống và cũng là những tàu hiện đại nhất là 4 tàu thuộc lớp Diponegoro (Sigma 9113).

Lực lượng tàu chiến hải quân Indonesia - 'người khổng lồ' Đông Nam Á ảnh 6
Tàu lớp Diponegoro (Sigma 9113) có lượng giãn nước 1.690 tấn, vũ khí trang bị gồm có: 1 pháo hạm OTO Melara 76mm, 4 tên lửa chống hạm Exocet Block 2, 2 pháo 20mm, 8 tên lửa phòng không Mistral, 2x3 ống phóng ngư lôi.

Sắp tới, Indonesia sẽ tiếp nhận thêm 3 tàu hộ tống lớp Bung Tomo, đây vốn là các tàu hộ tống lớp Nakhoda Ragam mà Brunei đặt mua từ Anh nhưng từ chối tiếp nhận.

Về đội tàu tuần tra săn ngầm, hiện nay, Indonesia đang sở hữu 16 tàu lớp Kapitan Patimuara. Đây vốn là các tàu lớp Parchim I được Liên Xô phát triển cho hải quân Đông Đức. Năm 1992, Indonesia đã mua lại toàn bộ 16 tàu lớp Parchim I của hải quân Đông Đức và đặt lại thành lớp Kapitan Patimuara.

Tàu lớp Kapitan Patimuara có lượng giãn nước 950 tấn, tốc độ tối đa 24,7 hải lý/giờ. Vũ khí trang bị trên tàu gồm có: 1 pháo 2 nòng AK-725 cỡ 57mm, 1 pháo 2 nòng AK-230 cỡ nòng 30mm, 2 bệ phóng tên lửa phòng không SA-N-5, 2 bệ phóng rocket chống ngầm RBU-6000, 4 ống phóng cỡ 400mm và 12 bom chìm

Về tàu tên lửa cao tốc. Hải quân Indonesia hiện một số lượng đông đảo và đa dạng về chủng loại tàu tên lửa cao tốc, trong đó có tàu tên lửa cao tốc lớp Mandau. Tàu lớp Mandau là một phiên bản được thiết kế riêng cho hải quân Indonesia dựa trên lớp tàu PSK Mk 5 của Hàn Quốc. 

Tàu lớp Mandau có lượng giãn nước 290 tấn, tốc độ tối đa 41 hải lý/giờ. Vũ khí trang bị trên tàu gồm có: 1 pháo 57mm, 1 pháo 40mm, 2 pháo 20mm, 4 tên lửa chống hạm MM38 Exocet

Trong ảnh là tàu tên lửa cao tốc lớp Todak. Đây vốn là các tàu pháo tuần tra lớp Lurssen PB 57 Variant V được Indonesia hoán cải thành tàu tên lửa

Còn đây là tàu lớp Todak có lượng giãn nước 447 tấn, tốc độ tối đa 27 hải lý/giờ. Vũ khí trang bị trên tàu gồm có: 1 pháo 57mm, 1 pháo 40mm, 2 pháo 20mm, 2 tên lửa chống hạm C-802

Không thể không nhắc đến một thành tựu của nền công nghiệp quốc phòng Indonesia là mẫu tàu tên lửa cao tốc KCR-40. Hiện nay hải quân Indonesia có 4 tàu loại này

KCR-40 là mẫu tàu do Indonesia tự thiết kế và chế tạo. Tàu KCR-40 dài 40m và được trang bị 2 tên lửa chống hạm C-705.

Dựa trên việc đóng tàu KCR-40, mới đây hải quân Indonesia cũng trình làng mẫu tàu tên lửa cao tốc KCR-60 đầu tiên của nước này. Tàu KCR-60 có chiều dài 60m, tàu được trang bị 1 pháo 57mm, 2 tên lửa chống hạm C-705

Về tàu đổ bộ, Indonesia đã tự đóng được tàu dock đổ bộ cỡ lớn (LPD). Tàu đổ bộ lớp Makassar của Indonesia có lượng giãn nước 11.390 tấn. Tàu lớp Makassar có thể mang theo 507 người bao gồm 126 thủy thủ đoàn và 354 binh lính ngoài ra tàu có thể 35 xe cơ giới các loại như xe tăng, xe bọc thép,... Hiện nay, Indonesia có 4 tàu lớp Makassar chia thành 2 phiên bản. Phiên bản 1 (gồm 2 tàu mang số hiệu 590, 591) có thể mang theo 3 trực thăng.

Phiên bản 2 (gồm 2 tàu mang số hiệu 592, 593) được thiết kế sàn đáp trực thăng rộng hơn, có thể mang theo 5 trực thăng. 

Ngoài ra, Indonesia còn có 2 tàu chở quân cỡ lớn được hoán cải từ tàu chở khách là tàu KRI Tanjung Fatagar (số hiệu 974) và tàu KRI Tanjung Nusanive (số hiệu 973).

Về tàu ngầm, hiện nay hải quân Indonesia có 2 tàu ngầm lớp Cakra. Đây là các tàu ngầm Type 209/1300 do Đức chế tạo. Tàu ngầm lớp Cakra có lượng giãn nước khi lặn là 1.390 tấn, tốc độ khi lặn là 21,5 hải lý/giờ, tàu có 8 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm (Trong ảnh là tàu ngầm KRI Nanggala số hiệu 402).

Theo Tri Thức Trẻ

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm