Những điều ít biết về vòi rồng trang bị trên tàu biển, xe chuyên dụng

Lịch sử “vòi rồng”: từ thô sơ đến hiện đại
Vòi rồng nước (Water Cannon) thực chất là một thiết bị bắn ra dòng nước có vận tốc cao. Thông thường thiết bị này có thể phun một khối lượng lớn nước ra xa, dùng để chữa cháy, rửa sạch các phương tiện cỡ lớn và kiểm soát các cuộc bạo loạn. Theo chuyên trang nghiên cứu hàng hải Marineinsight.com, vòi rồng nước được xếp vào loại vũ khí không gây chết người trang bị trên tàu để chống xâm nhập của tàu khác hoặc tấn công đuổi các tàu khác ra xa.
Những điều ít biết về vòi rồng trang bị trên tàu biển, xe chuyên dụng ảnh 1
Tàu cảnh sát biển Ấn Độ diễn tập phun vồi rồng đuổi trực thăng ở vịnh Bengal vào tháng 1.2014. Ảnh: Indianexpress
Đến nay thời điểm chính xác ra đời của vòi rồng nước vẫn chưa thực sự rõ ràng. Trong khi các loài vật trong tự nhiên, đã biết sử dụng phun nước như là một “vũ khí” tự vệ hay tấn công đối phương hàng triệu năm thì con người mới để ý tới loại thiết bị này cách đây vài thế kỷ. Nhu cầu cần thiết có được vòi rồng phun nước của con người xuất phát từ chính việc phải kiểm soát các đám cháy lớn. Theo một số tài liệu lịch sử, vào thế kỷ 16, các tổ chức chữa cháy như London Fire Brigade đã bắt đầu sử dụng vòi rồng đơn giản, được thiết kế theo kiểu pit-tông cầm tay giống như một ống tiêm lớn hay một số khẩu súng nước cỡ lớn hiện nay. Sau đó có một phiên bản khác được thiết kế gần hơn với phiên bản hiện đại gồm: hệ thống đẩy, bể chứa nước và vòi phun nước. Nhưng lúc này các nhân viên cứu hỏa vẫn làm việc một cách thủ công để điều khiển vòi rồng. Sang tới thế kỷ 19, các nhà phát minh đã có những bước tiến lớn trong công nghệ động cơ hơi nước, tạo ra động cơ hơi nước (sức kéo được đo bằng mã lực). Những động cơ này sử dụng để đẩy nước thay cho các máy bơm được đẩy bằng tay trước đây. Vào những năm 1900, động cơ chạy bằng xăng bắt đầu thay thế các động cơ chạy bằng hơi nước và cải thiện đáng kể thiết bị vòi rồng song về cơ bản vẫn giữ nguyên công nghệ thiết kế. Cũng từ ngay những năm đầu thế kỷ 20, vòi rồng đã được sử dụng trên các thuyền chữa cháy. Một số nguồn tin cho rằng, thiết bị vòi rồng nước lần đầu tiên được trang bị trên thuyền chữa cháy ở Los Angeles bắt đầu hoạt động vào ngày 1.8.1919. Còn vòi rồng trang bị trên xe tải chống bạo loạn lần đầu được sử dụng ở Đức vào đầu những năm 1930 và sử dụng rộng rãi ở Mỹ vào những năm 1960. Hầu hết hệ thống vòi rồng phun nước hiện đại bây giờ khác với trước đó. Nếu trước đây hệ thống bơm nước cho vòi rồng sẽ sử dụng máy bơm nước đẩy pit-tông và máy bơm nước bánh răng thì nay là máy bơm nước động lực. Nhờ cơ chế hoạt động phụ thuộc vào tốc độ quay của cánh quạt tạo ra lực ly tâm gây áp lực lên dòng nước mà máy bơm nước động lực tạo ra dòng nước có cường độ mạnh cho các vòi rồng. Vòi rồng-vũ khí không chết người nhưng lợi hại khó lường Trong khi ở Mỹ và một số nước phát triển khác, các công nghệ vũ khí không gây chết người tiến bộ nhanh đem lại các sản phẩm đa dạng có hiệu quả và thậm chí an toàn hơn vòi rồng phun nước. Nhưng loại vòi rồng để chống bạo loạn vẫn được các nước như Mỹ và Anh sản xuất, một phần sử dụng trong nước, còn phần lớn xuất khẩu sang nước khác, nhất là ở các khu vực châu Phi và châu Á. Được thiết kế có tính năng phun một dòng nước với áp lực mạnh với một khối lượng nước lớn đi xa hơn 10 mét đến hàng tăm mét, vòi rồng nước đã nhiều nhà thực thi pháp luật ở các nước sử dụng để ngăn chặn bạo loạn và giải tán đám đông tụ tập bất hợp pháp. Những phiên bản vòi rồng trang bị trên các xe chuyên dụng hiện đại còn được điều khiển từ xa. Những loại xe này có thể mang tới 8 nghìn lít nước và tốc độ đẩy nước lên vòi rồng rất mạnh 15 lít/giây với một dòng liên tục có áp lực mạnh.
Những điều ít biết về vòi rồng trang bị trên tàu biển, xe chuyên dụng ảnh 2
Vòi rồng sử dụng thuốc nhuộm màu tím trong một cuộc kiểm soát bạo loạn ở Ấn Độ. Ảnh: AFP.
Riêng ở Châu Âu, vòi rồng vẫn được sử dụng trên quy mô lớn ở Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Bắc Ireland, Bỉ và một số nơi khác. Kiểm soát các cuộc bạo loạn ngày 1.5 ở Berlin, hội chợ Schanzenfest ở Hamburg đều có sự góp phần của các vòi rồng phun nước. Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ cũng sử dụng vòi rồng Toma để chống lại người biểu tình nhiều lần trong đó có cuộc biểu tình vào năm 2013. Vòi rồng trang bị trên tàu biển không những là công cụ chữa cháy hiệu quả mà nhiều nơi, đặc biệt ở những vùng biển nguy hiểm như Somalia, nơi có nhiều cướp biển, các tàu thuyền được trang bị vòi rồng để chống lại hải tặc tiếp cận xâm nhập vào tàu. Với dòng nước lớn và áp lực mạnh, vòi rồng có thể nhanh chóng phun đầy thuyền, tàu của hải tặc làm cho nó lùi lại phía sau hoặc phải đi chậm lại. Thậm chí vòi rồng có độ mạnh trang bị trên tàu còn chống lại cả sự xâm nhập của các trực thăng bay ở tầm thấp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp vòi rồng được các thuyền, tàu lạm dụng dùng để cố ý tấn công các tàu khác chứ không phải dùng để tự vệ chính đáng.
Những loại nước đặc biệt được bắn ra từ vòi rồng
Sự lợi hại của vòi rồng không chỉ phụ thuộc vào lực phun và độ xa của dòng nước mà còn phụ thuộc vào thành phần nước được bắn ra từ vòi rồng. Bên cạnh sử dụng nước thuần túy, vào năm 1997 khi một loại thuốc nhuộm màu hồng được báo cáo lần đầu sử dụng bởi cảnh sát Indonesia để giải tán một cuộc bạo loạn. Vương quốc Anh là nước bán vòi rồng cho Indonesia đã phủ nhận điều này dù trước đó Anh từng bắn thuốc nhuộm tím ở Bắc Ireland trong một cuộc trấn áp biểu tình. Loại thuốc nhuộm màu tím khi phun vào người biểu tình sẽ rất khó làm sạch. Đây cũng là một trong những mục đích để cảnh sát có thể phát hiện ra những người biểu tình và bắt giữ. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, nếu loại thuốc này phun vào người thì có thể gây tác hại về sức khỏe vì nó có chữa axít gây hại da. Trong khi các nhà thực thi pháp luật khẳng định đó chỉ là loại nước trộn với muối và kali. Một số nguồn tin còn cho biết, hầu hết các vòi rồng hiện đại đều có thể sử dụng thêm cả hơi cay vào dòng nước. Không chỉ dừng lại ở dạng phun thuốc nhuộm hay hơi cay, vào năm 2004, các nhà sáng chế còn tạo ra một hệ thống vòi rồng phun điện. Bằng cách sử dụng các chất phụ gia như muối và các chất khác để giảm sự phân rã dòng nước thành dạng giọt, hệ thống này sẽ cho phép điện được truyền qua nước và có tác động lên đến 20 feet (6 mét). Tuy nhiên đến nay loại vòi này vẫn chưa được thử nghiệm trên người.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm