S-500 của Nga có thể hạ gục F-22, F-35 của Mỹ?

Khi hệ thống phòng không S-500 của Nga lần đầu lộ diện trên mạng xã hội hồi năm ngoái, Trung tướng Viktor Gumenny, Phó Tư lệnh Lực lượng Không gian vũ trụ Nga, cho biết quá trình chuyển giao đưa vào sử dụng sẽ diễn ra vào năm 2020. Từ đó tới nay, truyền thông Nga bắt đầu rò rỉ một số thông tin về hệ thống phòng thủ tên lửa thế hệ tiếp theo của nước này - S-500.

Hệ thống phòng không S-400 của Nga. Ảnh: SPUTNIK

Hãng tin Sputnik từng nói rằng “hầu hết đặc tính kỹ thuật của hệ thống mới này vẫn được giữ kín”. Tuy nhiên, tuần này Sputnik bắt đầu hé lộ một số chi tiết về S-500, rằng hệ thống này hứa hẹn có thể hạ gục mục tiêu ở độ cao 96,5 km - thông số cao hơn bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa nào ở thời điểm hiện tại. Chưa hết, con số này có thể cao hơn 96,5 km và tiệm cận tới gần phần rìa không gian, nơi mà phần lớn các vệ tinh quân sự đang làm nhiệm vụ.

S-500 được cho là có khả năng dò tìm và tiêu diệt tối đa 10 đầu đạn tên lửa đạn đạo bay với vận tốc 6,4 km/giây cùng một lúc. S-500 đồng thời sẽ được trang bị một vài hệ thống radar riêng biệt nhắm tới hàng loạt mục tiêu khác nhau, mỗi hệ thống chỉ chịu trách nhiệm dò một loại mục tiêu như máy bay, trực thăng, máy bay không người lái và tên lửa.

Radar Yenisei được cho là đặt trên S-500. Ảnh: SPUTNIK

Trong số này, hệ thống radar Yenisei được cho là trang bị trên S-500 có cơ chế hoạt động khá linh hoạt. Radar này được trang bị một ăngten mảng pha và hệ thống dò tìm mục tiêu trên không. Radar này hoạt động trong một khoảng không gian rộng, thực hiện các phân tích xem xét liệu mục tiêu là “quân địch hay quân ta” và "tự lựa chọn các mục tiêu chủ chốt”.

Trong các bài nghiên cứu từng đăng tải trên National Interest, S-500 dự kiến sẽ được trang bị radar quản lý chiến đấu 91N6A(M), radar thu thập thông tin 96L6-TsP phiên bản cải tiến và radar đa chế độ 76T6 cũng như radar chuyên dụng chống tên lửa đạn đạo 77T6. Tất cả hệ thống này sẽ được tích hợp trong một hệ thống hợp nhất, giúp S-500 "săn mồi" tốt hơn.

Ngoài ra, cũng theo National Interest, trong phiên bản S-500 đang chế tạo, Nga có thể cân nhắc sử dụng tên lửa dẫn đường 40N6 được mở rộng tầm tấn công. Sử dụng nhiên liệu rắn, 40N6 được cho là có khả năng bay với tốc độ gấp chín lần âm thanh với độ chính xác khi tấn công là 95%. Theo Sputnik, sau khi được cải tiến, 40N6 có thể đạt được tầm phóng 400 km, trở thành một “thế lực” khác biệt so với các hệ thống phòng không khác. Tên lửa này dường như đang được trang bị hệ thống mới cho phép các đầu đạn có thể tự dò mục tiêu, tự tìm kiếm và tấn công.

National Interest lưu ý dòng tên lửa 40N6 dùng trên S-500 dường như đã được thử nghiệm và sắp được triển khai trên hệ thống S-400. Nga nói rằng tên lửa 40N6 có khả năng tấn công tên lửa siêu thanh và có thể được cải tiến nhằm vào các mục tiêu vệ tinh. Nga dường như cũng đã đồng ý bán tên lửa 40N6 cho Ấn Độ và Trung Quốc như một phần trong thỏa thuận bán hệ thống S-400.

Tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của Mỹ. Ảnh: ABC NEWS

Chuyên gia Dave Majumdar của National Interest nhận xét rằng dù đối mặt với nhiều khó khăn thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh và sau khi Liên Xô tan rã, Moscow vẫn tiếp tục đạt được những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực tên lửa phòng thủ. Bằng chứng thể hiện qua các hệ thống như S-400, S-300VM4 và S-350. Một khi được triển khai, S-500 hứa hẹn sẽ mang đến một mạng lưới phòng không hợp nhất cùng với các hệ thống trên.

Cũng theo chuyên gia Majumdar, nếu uy lực của S-500 đúng như những gì phía Nga tiết lộ từ trước tới nay, hệ thống phòng không thế hệ tiếp theo này của Nga có thể gây ra mối đe dọa đối với các chiến đấu cơ tàng hình của Mỹ như F-22, F-35 và B-2.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Ukraine 'nắm thóp' lỗ hổng phòng không Nga

Ukraine 'nắm thóp' lỗ hổng phòng không Nga

(PLO) - Những hệ thống phòng không Nga không được thiết kế để đối phó các cuộc tấn công của Ukraine ở phía nam, mà là để đối phó các cuộc tấn công của NATO ở phía tây.