Tung tin Trung Quốc mua tàu Mistral, Mỹ “thấp thỏm lo âu”

Tờ tạp chí ghi nhận, việc mua lại hai tàu này là hoàn toàn có cơ sở. Tờ Diplomat cho hay: "Trung Quốc có cả các kịch bản sử dụng và cơ sở hạ tầng quân sự cần thiết cho Mistral".

Hãng truyền thông cho biết thêm, một số chuyên gia khẳng định Hoa Kỳ có thể "ngăn cấm những chiếc tàu này xuất khẩu ra thị trường, vì sợ rằng Trung Quốc sẽ gia tăng sức mạnh cho lực lượng hải quân ngày càng tăng trưởng và hiện đại".

Ngay cả khi Bắc Kinh quan tâm đến hai chiếc tàu, tiến trình mua bán của nước này sẽ không hề dễ dàng. Thứ nhất, các thành viên của Liên minh châu Âu chỉ có thể bán vũ khí cho Trung Quốc ở một mức độ giới hạn do lệnh cấm vận vũ khí của EU đối với Bắc Kinh đã ban hành vào năm 1989.

Tuy nhiên, lệnh cấm không được thực hiện nghiêm túc. Và kết quả là Trung Quốc vẫn có thể tiếp cận với công nghệ và các loại vũ khí, bao gồm máy bay, tàu chiến, đạn dược,… của Châu Âu.

Nhưng đây không phải là trở ngại duy nhất. Pháp không thể bán các tàu sân bay trực thăng cho bất kỳ ai mà không có sự cho phép của Nga, ít nhất là cho đến khi cả hai bên đạt được một thỏa thuận mới trong tương lai về hợp đồng trị giá 1,3 tỷ USD. Tại thời điểm hiện nay, vấn đề vẫn còn để ngỏ.

Không có lý do nào để không trao Mistrals cho Nga

Hãng tin Sputnik thuật lại lời của ông Gilles Le Breton, một thành viên của Nghị viện châu Âu từ Đảng Mặt trận Quốc gia Pháp cho biết “việc bán hai chiếc tàu lớp Mistral là Vladivostok và Sevastopol cho một bên thứ ba là một lựa chọn mà chính quyền Pháp đang xem xét. Nhưng không có lý do gì để không đưa Mistrals cho Nga.”


Hai chiếc tàu lớp Mistral đang neo đậu tại bờ biển Pháp

Việc giao hàng đã ngừng lại vào cuối năm 2014 sau khi Moscow bị cáo buộc tham gia vào cuộc nội chiến Ukraine. Điện Kremlin đã nhiều lần bác bỏ những tuyên bố vô căn cứ trên và tuyên bố muốn thúc đẩy hòa bình ở đất nước chiến tranh đang tàn phá.

Ông Le Breton khẳng định: việc hủy bỏ giao Mistral cho Nga không nên lấy Ukraine làm cái cớ.

Hơn nữa, việc không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với hình ảnh nước Pháp.

"Theo ngành công nghiệp quốc phòng, chúng tôi đã đánh mất uy tín mình trong mắt của khách hàng trong tương lai. Rõ ràng, chúng tôi không giữ đúng lời hứa. Nếu các nước khác muốn mua một con tàu được đóng xưởng đóng tàu ở Saint-Nazaire, họ sẽ suy nghĩ hai lần trước khi ký hợp đồng và có khả năng sẽ tìm nhà thầu khác" ông Gilles Le Breton giải thích.

"Tôi đã nói chuyện với các nhân viên tại Saint-Nazaire và nói rằng họ đang rất lo lắng cho tương lai của họ," vị chính trị gia đã kết luận.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm