Vì sao Mỹ nhiệt tình cứu trợ Philippines?

Quân đội Mỹ đang có một chiến dịch cứu trợ nhân đạo lớn chưa từng có ở Philippines để giúp khắc phục những hậu quả tàn khốc mà một trong những cơn bão khủng khiếp nhất trong lịch sử được ghi nhận để lại.

Mỹ, Philippines, siêu bão, Haiyan, cứu trợ
Mỹ đi đầu trong các nỗ lực khắc phục hậu quả siêu bão Haiyan ở miền trung Philippines.

Khoảng 50 tàu và máy bay đã được huy động ở vùng thảm họa, trong đó có 10 máy bay vận tải C-130, 12 chiếc V-22 Osprey và 14 chiếc trực thăng Seahaw, để thực hiện việc chuyên chở hàng cứu trợ từ tàu sân bay USS George Washington.

Nỗ lực tăng tốc và gấp rút này chứng tỏ một liên minh quân sự Mỹ - Philippines đang được mở rộng nhanh chóng và sau này có thể lớn mạnh hơn nữa, khi Mỹ theo đuổi chiến lược xoay trục sang châu Á.

"Những thảm họa như thế không chỉ xảy ra ở Philippines. Hành động của Mỹ sẽ phát đi một tín hiệu tới tất cả khu vực Đông Nam Á, tới toàn châu Á, rằng Mỹ nghiêm túc về sự hiện diện của họ tại đây", Ramon Casiple, nhà phân tích chính trị Philippines, nhận xét. "Có thể dễ dàng suy từ khả năng giải quyết thảm họa này sang việc xử lý chiến tranh. Đây là định hướng mới của các lực lượng đặc nhiệm".

Mỹ, Philippines, siêu bão, Haiyan, cứu trợ
Lính Mỹ giúp đỡ một người đàn ông Philippines bị thương vì bão Haiyan.

Xét theo khía cạnh quân sự, những sứ mệnh nhân đạo như Chiến dịch Damayan ở Philippines mang lại nhiều lợi ích cụ thể - cơ hội để hoạt động ở những nơi xa xôi, xây dựng liên minh quân sự và rèn luyện thực tế - để sau đó ứng dụng vào sứ mệnh cốt yếu của họ: chiến đấu và giành chiến thắng trong các cuộc chiến.

Ngay sau thảm họa, Philippines liên tiếp nhận được sự hỗ trợ từ quân đội các nước như Australia, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc... nhưng không một nước nào sánh được với Mỹ. Thực tế này như một lời khẳng định của Mỹ với các đồng minh về cam kết của nước này.

Với Philippines, các hoạt động cứu trợ năng nổ và nhiệt tình của Mỹ càng giúp Washington củng cố sự hiện diện quân sự vốn gây tranh cãi ở một trong những quốc gia có tính chiến lược nhất ở Đông Nam Á.
"Không phải việc Mỹ dùng hỗ trợ để thúc đẩy tái cân bằng mà chính sự tái cân bằng đã cho phép Mỹ phản ứng quyết đoán như vậy", chuyên gia an ninh châu Á Carl Thayer bình luận.

Philippines là một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở châu Á và là một đối tác then chốt trong chiến lược của Tổng thống Barack Obama nhằm tái cân bằng các lực lượng quân sự Mỹ hướng tới khu vực trước sự ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Mỹ, Philippines, siêu bão, Haiyan, cứu trợ
Máy bay Mỹ tham gia sơ tán các nạn nhân khỏi tâm bão Tacloban.

Mỹ đã cử tàu sân bay chạy USS George Washington tới dẫn đầu nỗ lực cứu trợ sau siêu bão Haiyan. Thật trùng hợp, tàu này đang bỏ neo ở ngoài khơi gần nơi quân của Tướng Douglas MacArthur từng đổ bộ ngày 20/10/1944, một trong những chiến thắng lớn nhất của Đồng minh, thực hiện lời thề của ông rằng "Tôi sẽ trở lại".

Quân đội Mỹ hiện cũng đang sử dụng một sân bay ở Guiuan, một trong những thị trấn bị bão Haiyan tàn phá nặng nề nhất ở tỉnh Samar. Đây từng là căn cứ chủ chốt trong Thế chiến II và sau đó bị bỏ hoang.

Ngày 18/11, Mỹ thông báo tăng thêm 10 triệu USD viện trợ, đưa tổng viện trợ nhân đạo của nước này cho Philippines lên hơn 37 triệu USD. 

Mỹ và Philippines cũng đang ở giữa giai đoạn đàm phán nhằm tăng cường sự hiện diện luân phiên của binh sĩ Mỹ tại quốc đảo này, triển khai các máy bay, tàu, đồ tiếp tế và binh sĩ cho các chiến dịch nhân đạo và an ninh hàng hải.

"Việc Mỹ mở rộng quyền lực mềm của mình trong khu vực, đồng thời đi đầu trong chiến dịch cứu trợ không phải là hai mục tiêu trái ngược nhau", ông Ramon Casiple nhận xét thêm. "Philippines và Mỹ, tất nhiên, có một lịch sử lâu dài, nên có một sự kỳ vọng rằng họ sẽ giúp đỡ bởi vì họ từng giúp đỡ ở nhiều chương trước đó trong lịch sử của chúng tôi".

Theo Thanh Hảo (Tổng hợp/VNN)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm