Sốc: cứ 40 giây lại có 1 người chết vì tự sát

Tự sát được cho là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 2 ở những người 15-29 tuổi. Tỉ lệ này cũng rất cao đối với nam giới trên 50 tuổi. ¾ số đó xảy ra ở các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình, như ở châu Á và khu vực Đông Âu.
Chẳng hạn, Triều Tiên có tỉ lệ tử sát rất cao, đến 39.5/100.000 người. Người anh em Hàn Quốc cũng không hề thua kém với tỉ lệ lên đến 36.6.

Ở các nước Công giáo và Hồi giáo, tỉ lệ này có xu hướng giảm thấp vì lập trường tôn giáo của họ chống lại việc tự tử.

Bản đồ phân bố tỉ lệ tự sát theo độ tuổi. (WHO)

Những vụ tự sát vào ban ngày thường do nạn nhân trải qua đêm dài trằn trọc mà không biết giãi bày cùng ai. Những vụ tự sát vào ban đêm lại thường do rượu bia kích thích.

Những người trải qua các cuộc xung đột, bị cô lập, lạm dụng hay chịu sự phân biệt đối xử như dân tị nạn, di cư hoặc bị áp đặt thành kiến về giới tính, đều thuộc nhóm nguy cơ cao.

 Số lượng các vụ tự sát được báo cáo phân theo mức độ thu nhập của các quốc gia, năm 2012 (WHO)

Các triệu chứng rối loạn tâm sinh lí, cạn kiệt tài chính, mất mát thành viên trong gia đình hay đổ vỡ quan hệ cũng khiến người ta nghĩ đến chuyện tự sát.
Việc quy định tự sát là “bất hợp pháp” không hề hiệu quả. Đơn cử là Ấn Độ, nước cấm “tự sát”, lại có tỉ lệ lên đến 21/100.000 người, trong khi tỉ lệ trung bình của thế giới chỉ là 11.
Tỉ lệ tự sát giữa những quốc gia rất khác biệt, có lúc chênh lệch là gấp 40 lần, chi phối bởi các yếu tố văn hóa, xã hội, tôn giáo và điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, theo WHO, nguyên nhân tự sát đều giống nhau và đều có thể được hạn chế bởi nhà nước.
Theo tiến sĩ Shekhar Saxena, tác giả bản báo cáo, “một khi có ý định tự sát, người ta có thể tìm ra mọi cách thức để kết liễu bản thân. Nhưng nếu có thể ngồi lại nói chuyện trong vài giờ đồng hồ, chúng ta vẫn có thể thuyết phục họ từ bỏ ý định này”.
Gần 1 phần 3 trường hợp tự sát là bằng thuốc trừ sâu. Họ có thể là những người nông dân nghèo không có khả năng hoàn trả khoản vốn đã vay sau một vụ mùa thất bát và luôn có sẵn loại chất độc này trong kệ bếp hoặc nhà kho.
WHO đề nghị các chính phủ mau chóng tìm giải pháp để ngăn cản sự tiếp cận quá dễ dàng với các loại chất độc như vậy.
Một số quốc gia đã áp dụng biện pháp nhằm hạn chế sự tiếp cận đến các phương tiện có thể gây tự sát. “Ở Ấn Độ và SriLanka, họ có tủ thuốc trừ sâu cộng đồng. Luôn có một nơi cất giữ thuốc trừ sâu độc hại được khóa cẩn thận và nông dân chỉ lấy ra để sử dụng khi được cho phép. Hoặc họ có thể giữ tại nông trại, trong tủ có khóa và chiều khóa được giao cho 2 người khác nhau.”
Ở Anh, các loại thuốc giảm đau vốn có thể mua mà không cần đơn từ bác sĩ, nay chỉ được bán ở các quầy thuốc với một số lượng giới hạn.
Ở các nước mà người dân được tự do sở hữu súng như Mỹ, người ta đang tranh cãi kiểm soát việc mua bán vũ khí dân dụng.
Tổ chức y tế thế giới WHO mong muốn mọi quốc gia sớm có kế hoạch ngăn chặn tỉ lệ tự sát, bao gồm việc cắt giảm nguồn tiếp cận đến phương tiện tự sát.
Trách nhiệm này còn liên quan đến hệ thống truyền thông trong việc tránh nguy cơ bắt chước một cách mù quáng, các chính sách về sử dụng rượu bia, sự quan tâm giúp đỡ đến các nạn nhân bị bệnh về tâm lí, các chứng bệnh mãn tính cũng như áp lực tinh thần và đào tạo đội ngũ cán bộ y tế trong tiếp nhận và quản lí hành vi tự sát.
Hiện chỉ có 28 quốc gia trên toàn thế giới tuyên bố có một kế hoạch quốc qia về vấn đề ngăn chặn “dịch bệnh” tự sát.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm