Công bố báo cáo điều tra Nga: Đảng Dân chủ nói gì?

Không lâu sau khi ông Donald Trump vào Nhà Trắng hồi tháng 1-2017, các cơ quan tình báo Mỹ đã kết luận Nga can thiệp bầu cử Mỹ với một chiến dịch tấn công email và tuyên truyền trực tuyến nhằm gieo rắc bất hòa ở Mỹ, gây bất lợi cho ứng viên Dân chủ Hillary Clinton và giúp ông Trump thắng cử.

Theo hãng tin Reuters, báo cáo cuộc điều tra Nga được Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr công bố ngày 24-3 khả năng sẽ dẫn tới một trận chiến chính trị mới ở Washington, khi ông Barr dù bác bỏ khả năng thông đồng giữa đội tranh cử của ông Trump với Nga, nhưng vẫn khiến người khác đặt câu hỏi về khả năng ông Trump phạm tội cản trở công lý.

Trụ sở Quốc hội Mỹ. Nhiều nghị sĩ Dân chủ cho biết sẽ chưa dừng lại với Tổng thống Donald Trump. Ảnh: REUTERS

Trụ sở Quốc hội Mỹ. Nhiều nghị sĩ Dân chủ cho biết sẽ chưa dừng lại với Tổng thống Donald Trump. Ảnh: REUTERS

Cụ thể, bản báo cáo tóm tắt mà Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr công bố ngày 24-3 cho thấy ông Mueller đã không tìm thấy chứng cứ nào để kết luận có sự thông đồng giữa đội tranh cử tổng thống của ông Trump với Nga.

Cuộc điều tra kéo dài gần hai năm của ông Mueller đi đến kết luận không ai trong đội tranh cử ông Trump “âm mưu hoặc phối hợp với chính phủ Nga”,  dù “có nhiều đề nghị từ các cá nhân có liên hệ với Nga” nhằm giúp họ.

Báo cáo cũng không có đủ chứng cứ để cáo buộc ông Trump cản trở công lý. Trong báo cáo, ông Mueller không kết luận liệu ông Trump có cản trở công lý, vi phạm luật pháp khi can thiệp vào hàng loạt cuộc điều tra liên quan cuộc bầu cử 2016 hay không, mà chỉ đưa các chứng cứ ông tìm được cho ông Barr kết luận.

Nhiều người phản đối ông Trump cáo buộc ông đã cản trở cuộc điều tra Nga khi sa thải Giám đốc FBI James Comey. Tuy nhiên ông Barr và Thứ trưởng Tư pháp Mỹ Rod Rosnstein kết luận rằng chứng cứ không đủ cấu thành cáo buộc cản trở công lý. Ông Barr nói rõ rằng sau khi nghiên cứu báo cáo ông bác bỏ khả năng truy tố hình sự ông Trump.

Cuộc điều tra độc lập về cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016 do Công tố viên đặc biệt Robert Mueller dẫn đầu thực hiện trong suốt 22 tháng qua, và báo cáo được ông trình lên Bộ trưởng Barr từ ngày 22-3. Ông Barr đã bỏ tới 9 tiếng đồng hồ trong ngày 23-3 để nghiên cứu nó.

Truyền thông tập trung trước trụ sở Bộ Tư pháp Mỹ ngày 23-3, một ngày sau khi Công tố viên đặc biệt Robert Mueller trình báo cáo cuộc điều tra Nga cho Bộ trưởng Tư pháp William Barr. Ảnh: REUTERS

Truyền thông tập trung trước trụ sở Bộ Tư pháp Mỹ ngày 23-3, một ngày sau khi Công tố viên đặc biệt Robert Mueller trình báo cáo cuộc điều tra Nga cho Bộ trưởng Tư pháp William Barr. Ảnh: REUTERS

Đảng Dân chủ nói rõ sẽ chưa dừng lại với ông Trump. Nhiều nghị sĩ Dân chủ yêu cầu Bộ Tư pháp phải công bố toàn bộ báo cáo của ông Mueller cũng như các tài liệu khác chứng minh các kết luận điều tra, đồng thời tuyên bố sẽ ra yêu cầu triệu tập những người liên quan để làm rõ báo cáo này nếu cần thiết.

Trong ngày 24-3, nghị sĩ Dân chủ Jerrold Nadler, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện kêu gọi ông Barr điều trần trước Quốc hội, vì “những điều rất trái ngược và kết luận cuối cùng của Bộ Tư pháp”.

Theo quy định của Bộ Tư pháp Mỹ, Bộ trưởng Barr có quyền quyết định quy mô báo cáo mà ông sẽ công bố công khai. Ông Barr là người được ông Trump chỉ định, thay thế cho ông Jeff Sessions bị ông Trump sa thải hồi tháng 2.

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr rời nhà ở bang Virginia đến trụ sở Bộ Tư pháp Mỹ ở thủ đô Washington (Mỹ) ngày 243. Ảnh: REUTERS

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr rời nhà ở bang Virginia đến trụ sở Bộ Tư pháp Mỹ ở thủ đô Washington (Mỹ) ngày 243. Ảnh: REUTERS

Ngày 23-3, nhiều nghị sĩ Dân chủ tuyên bố sẽ tiếp tục điều tra các hành động của ông Trump. Theo các nghị sĩ này, ông Trump và đội ngũ luật pháp của ông vẫn có rủi ro dù báo cáo không kết luận họ phạm tội.

Theo nghị sĩ Chris Coons – thành viên Ủy ban Tư pháp Thượng viện, các tổ chức kinh doanh, từ thiện của ông Trump cũng như quá trình chuyển tiếp tổng thống vẫn đang trong quá trình bị điều tra.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm