Nan giải Brexit: Thỏa thuận hay không thỏa thuận nói một lời

Theo kế hoạch, Brexit sẽ chính thức xảy ra vào 11 giờ ngày 31-10 sắp tới. Tuy chỉ còn chưa đầy sáu tuần, hiện chính phủ Anh quốc vẫn chưa đạt được thỏa thuận chung nào với EU. 

Nếu Thủ tướng Anh Boris Johnson kiên quyết rời "cứng" (ra khỏi EU thậm chí khi không đạt được thỏa thuận chung), nước Anh sẽ mất tư cách thành viên của hơn chục cơ quan điều chỉnh quy định về mọi thứ từ thuốc men đến nhãn hiệu thương mại của hàng hóa trực thuộc EU.

Không những thế, rời "cứng" cũng đồng nghĩa với việc London sẽ phải "đau đầu" với những rắc rối về thuế quan - thuế đối với hàng nhập khẩu - và phải tự thương lượng một thỏa thuận mới với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Thủ tướng Anh Boris Johnson - người được cho là đã "đạo diễn" cuộc trưng cầu dân ý dẫn đến Brexit. Ảnh: BUSINESS INSIDER

Mặt khác, Anh sẽ không còn phải đóng góp khoản tiền 9 tỉ bảng/năm cho ngân sách EU. 

Ở một góc nhìn vi mô hơn, viễn cảnh Brexit "cứng" sẽ gây ra vô vàn những phiền toái cho người du lịch đến và đi từ Anh quốc. 

Chia sẻ với đài CNN, ông Stephen Pickett (người Canada) cho biết ông đã dời chuyến bay của mình từ tháng 11-2019 đến giữa tháng 10 và đang xem xét lại quyết định chuyển đến London sinh sống vì lo ngại về những thay đổi sau Brexit. 

Ông nói thêm: “Nếu so với Anh ngay lúc này thì Canada đang ổn định hơn rất nhiều về chính trị và xã hội. Tôi thiết nghĩ chẳng việc gì phải nhúng chân vào rủi ro khi không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra”.

Một khảo sát vào nhóm người tiêu dùng Which cho thấy hơn 30% dân số Vương quốc Anh lo ngại về việc kế hoạch đi lại của họ sẽ bị ảnh hưởng sau Brexit. Những người nước ngoài đang sinh sống tại Anh có cùng lo lắng này.

Từ đầu năm 2019 đến nay, đồng bảng Anh đã có dấu hiệu giảm. (Nguồn: BLOOMBERG)

Theo tờ The Guardian, tăng trưởng của nền kinh tế Anh đã giảm 0,2% ở quý gần đây nhất. Đây là lần đầu kinh tế Anh suy giảm trong bảy năm trở lại đây.

Cục Thống kê Đan Mạch cũng đã đưa ra số liệu cho thấy xuất khẩu từ nước này sang Anh bắt đầu trở nên bấp bênh kể từ đầu năm 2018. Một số công ty đã giảm doanh số, số khác lại không đủ hàng để cung cấp cho các doanh nghiệp Anh.

Nhiều công dân Anh cũng lo sợ về nguy cơ giảm mạnh của đồng bảng Anh sau Brexit. Điều này sẽ khiến hàng hóa nhập từ EU vốn đã mắc hơn do thuế lại càng thêm đắt đỏ. 

Để tránh Brexit không thỏa thuận chung vào ngày 31-10, chính phủ Anh phải đạt một gia hạn khác từ EU hoặc hủy bỏ Brexit. 

Brexit sau cùng được hoãn tới khi nào?
Brexit sau cùng được hoãn tới khi nào?
(PLO)- Ngày 10-4 (giờ châu Âu), các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý gia hạn thời điểm Brexit tới cuối tháng 10-2019 để tránh một cuộc “ly hôn” tàn khốc trong bối cảnh nền chính trị nước Anh đang rơi vào khủng hoảng vì Brexit, tờ The Guardian đưa tin.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm