Tây Ban Nha đoạt lại 23 tấn vàng bạc chìm dưới biển

Tây Ban Nha đoạt lại 23 tấn vàng bạc chìm dưới biển ảnh 1
Những đồng tiền vàng từ kho báu trên tàu Our Lady of Mercy. (Nguồn: thehistoryblog.com)
Sự trở lại của hơn 23 tấn vàng bạc trên đã kết thúc cuộc chiến pháp lý kéo dài 5 năm giữa Công ty  thăm dò dưới biển, Odyssey Marine Exploration tại Florida và Chính phủ Tây Ban Nha để giành quyền kiểm soát kho báu của tàu Our Lady of Mercy. “Tổng giá trị là 49.000 bảng Anh, nhiều hơn giá trị ban đầu khi người ta cho rằng kho báu nặng 17 tấn, bởi báo cáo ban đầu của Odyssey Marine Exploration đã không chính xác,”  ông Miguel Morer, phát ngôn viên báo chí của Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha cho AFP biết. Tàu Our Lady of Mercy bị tàu chiến của Anh đánh chìm trên vùng biển Bồ Đào Nha gần eo biển Gibraltar trong trận chiến ở Mũi Santa Maria, tháng 10/1804. Sau hơn 200 năm mất tích dưới đáy biển, tháng 5/2007, công ty Odyssey đã phát hiện ra tàu Our Lady of Mercy và âm thầm chuyển kho báu khổng lồ của con tàu tới Mỹ. Công ty Odyssey đã lưu trữ một số lượng tiền xu và đồ tạo tác có giá trị khoảng 500 triệu USD tại một kho hàng ở Tampa. Số vàng bạc này là kho báu bị đắm có giá trị nhất từng được khám phá trong lịch sử. Ông Morer cho biết: “Ngay bây giờ tất cả kho báu và những đồ có giá trị khác đã được chuyển vào hai máy bay Hercule, bắt đầu cuộc hành trình tới Tây Ban Nha.” Ông Morer cũng cho biết chuyến bay gồm 595.000 đồng xu vàng và bạc, cùng nhiều rương hòm, bao gồm cả hai lần tiếp nhiên liệu tại New Jersey và Canadam trước khi bay tới căn cứ không quân Torrejon gần Madrid của Tây Ban Nha để hạ cánh vào tối 25/2. Kho báu này đang được xử lý rất cẩn thận. Tất cả đều ở trong tình trạng rất tồi bởi nó đã bị chìm trong nước suốt 208 năm và vẫn tiếp tục được ngâm nước để bảo vệ. Ông Morer giải thích rằng bao bì đặc biệt được sử dụng để lưu giữ kho báu trong nước biển và một chất lỏng hóa học được sử dụng để bảo vệ nó khỏi bị hư hỏng. Trở ngại cuối cùng để Tây Ban Nha được kiểm soát kho báu trên đã được dỡ bỏ vào ngày 18/2, khi thẩm phán Mark Pizzo của tòa án liên bang ở thành phố Tampa, bang Florida, Mỹ từ chối yêu cầu công ty Odyssey đòi Chính phủ Tây Ban Nha trả cho họ khoản tiền 412.814 USD cho việc lưu giữ kho báu. Trong cuộc chiến pháp lý suốt 5 năm qua giữa Odyssey và Chính phủ Tây Ban Nha, các tòa án của Mỹ đã phán quyết rằng bất kể người khám phá ra con tàu và kho báu là ai, thì các hiệp ước của Mỹ xác định đó là một phần tài sản của đất nước xuất xứ của kho báu. Trong trường hợp của tàu Our Lady of Mercy, tòa phán quyết đất nước đó là Tây Ban Nha. Giới chức của Odyssey đã phản ứng với phán quyết này và cho rằng nó có thể phá hoại di sản văn hóa của Tây Ban Nha. “Tây Ban Nha rất thiển cận trong trường hợp này,” Melinda MacConnel, luật sư của Odyssey cho biết.  “Họ không đánh giá đúng mức tốn kém của việc lưu kho và bảo quản những đồng tiền này, nhưng quan trọng hơn, họ đã sai lầm bởi như vậy trong tương lai người ta sẽ không được khuyến khích để báo cáo những gì khám phá được dưới nước.” “Bất cứ thứ gì tìm được mà có thể khiến Tây Ban Nha quan tâm sẽ bị giấu đi, hoặc tệ hơn, sẽ bị nấu chảy để rao bán trên ebay.".
S.N (Vietnam+)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm