Thương tâm: Cậu bé 9 tuổi hàng ngày bị xích chân trên vỉa hè

Trong buổi chiều mùa Hè nóng như thiêu đốt, cậu bé 9 tuổi mặc chiếc áo màu xanh bị xích chân vào 1 song sắt của trạm xe buýt và nằm uể oải trên vỉa hè của đường phố Mumbai. Giữa dòng người vội vã, dường như không ai quan tâm đến em. 
Cậu bé Lakhan Kale bị xích vào cột mỗi ngày.  
Lakhan Kale không thể nghe hay nói được. Em bị bại não, động kinh và phải cùng bà rong ruổi trên khắp các tuyến đường bụi bặm kiếm ăn. 
Để đảm bảo an toàn cho em và cả những người xung quanh, bà nội em đã phải xích em ở đây trong lúc bà đi bán đồ chơi và hoa tươi bên đường phố. Bởi vậy, những trạm xe buýt hay những gốc cây ven đường dường như đã trở thành điểm dừng chân quen thuộc của Lakhan.
Đôi chân gầy gò lấm lem đất cát.
Bà Kale cho biết Lakhan suốt ngày thơ thẩn và chạy lung tung bởi vậy không ai có thể giữ được Lakhan khi bà với cô cháu gái 12 tuổi phải kiếm tiền mưu sinh. 
Nhiều đêm, bà thậm chí còn phải buộc chân cháu vào chân mình và nằm ngủ trên vỉa hè để cậu bé không chạy lung tung đi đâu được.
Thương tâm: Cậu bé 9 tuổi hàng ngày bị xích chân trên vỉa hè ảnh 4
Thương tâm: Cậu bé 9 tuổi hàng ngày bị xích chân trên vỉa hè ảnh 5
Lakhan đã "làm bạn" với những cột sắt hay các gốc cây suốt nhiều năm qua.
Bà Sakhubai Kale, 66 tuổi chia sẻ "Tôi còn có thể làm được gì hơn nữa. Cháu nó không thể nói bởi vậy nếu chạy lung tung, làm sao tôi tìm lại được cháu nữa?".
Cha của Lakhan đã qua đời nhiều năm trước còn mẹ em dứt áo ra đi, bỏ lại em một mình với bà nội.
Thương tâm: Cậu bé 9 tuổi hàng ngày bị xích chân trên vỉa hè ảnh 6
Thương tâm: Cậu bé 9 tuổi hàng ngày bị xích chân trên vỉa hè ảnh 7
Không có nhà ở, 3 bà cháu thường phải ngủ ở vỉa hè.
Tuần trước, bức ảnh chụp lại hình ảnh của Lakhan bị xích chân đã xuất hiện trên 1 tờ báo và nhanh chóng thu hút sự chú ý của dư luận, trong đó có cả những tổ chức từ thiện quốc tế. Bởi vậy, giờ đây em đã được gia nhập căn nhà dành cho những đứa trẻ khuyết tật ở Mumbai. 

Thương tâm: Cậu bé 9 tuổi hàng ngày bị xích chân trên vỉa hè ảnh 8
Cậu bé Lakhan đã được giúp đỡ và gia nhập trung tâm dành cho người khuyết tật.
Tuy nhiên, nhiều nhà hoạt động cho biết trường hợp của Lakhan không phải quá đặc biệt ở Ấn Độ, nơi những đứa trẻ khuyết tật luôn phải đối mặt với sự kỳ thị và không nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ.
Tại Ấn Độ, khoảng 40 đếm 60 triệu người dân bị khuyết tật hiện đang phải đối mặt với những khó khăn khi không được trợ cấp hay giúp đỡ từ chính phủ.

Theo Trí Thức Trẻ

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm