Thượng viện Mỹ tranh cãi về bà Aung San Suu Kyi

Lãnh đạo phe đa số Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell ngày 12-9 cho biết ông sẽ không ủng hộ thông qua một nghị quyết nhắm đến Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi quanh chuyện đối xử với người Hồi giáo Rohingya.

Nghị quyết này do nghị sĩ Cộng hòa lão thành John McCain và nghị sĩ Dân chủ Richard Durbin cùng soạn thảo và đệ trình tuần trước, lên án bạo lực nhắm vào người Hồi giáo Rohingya ở Myanmar, đề nghị bà Suu Kyi hành động ngăn chặn.

“Tôi không ủng hộ nghị quyết chống lại bà ấy. Tôi nghĩ bà ấy là hy vọng lớn nhất chúng ta có để đưa Myanmar từ chế độ quân sự đến nơi chúng ta mong muốn” -theo ông McConnell, vốn có nhiều năm các vấn đề liên quan đến Myanmar.

Lãnh đạo phe đa số Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell. Ảnh: REUTERS

Lãnh đạo phe đa số Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell. Ảnh: REUTERS

“Quan điểm cá nhân tôi là việc Mỹ lôi bà ấy ra rao giảng trong khi bà ấy đang ở một vị trí rất nhiều thách thức là không có lợi. Vì thế tôi không có ý định tham gia vào việc này” - ông McConnell nói trong cuộc họp báo hàng tuần giữa các lãnh đạo Cộng hòa tại Thượng viện.

Tại cuộc họp báo, ông McConnell được hỏi liệu Quốc hội Mỹ có xem xét lại chuyện Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama dỡ bỏ trừng phạt cho Myanmar, nhưng ông McConnell không trả lời.

Về phía mình, chưa dừng lại ở soạn nghị quyết nhắm vào bà Suu Kyi, ngày 12-9, nghị sĩ McCain - hiện là Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện - nói sẽ vận động phòng hủy hợp tác quân sự giữa Mỹ với Myanmar.

Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện John McCain. Ảnh: NBC NEWS

Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện John McCain. Ảnh: NBC NEWS

Nghị sĩ McCain muốn Quốc hội không thông qua một dự luật chính sách quốc phòng 2018 (NDAA) kêu gọi mở rộng hợp tác quốc phòng.

“Tôi đã hy vọng NDAA có thể đóng góp tích cực vào quá trình cải cách ở Myanmar. Nhưng giờ tôi không thể tiếp tục ủng hộ mở rộng hợp tác quân sự vì khủng hoảng nhân đạo đang xấu đi và sự chà đạp nhân quyền người Rohingya” - theo nghị sĩ McCain.

Chính phủ Myanmar đang gặp áp lực quốc tế phải chấm dứt bạo lực đã khiến 370.000 người Hồi giáo Rohingya chạy sang Bangladesh. Chính phủ Trump kêu gọi chính phủ Myanmar ra tay bảo vệ người dân, Bangladesh đề nghị Myanmar lập các khu vực an toàn cho người Rohingya để họ có thể quay về.

Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi. Ảnh: REUTERS

Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi. Ảnh: REUTERS

Mỹ vốn có sự ủng hộ kiên định và lâu dài với bà Suu Kyi trong quá trình tìm kiếm dân chủ cho Myanmar. Tuy nhiên, thời gian này bà Suu Kyi - từng được giải Nobel Hòa bình - bị nhiều nhân vật cấp cao trong chính phủ Mỹ chỉ trích vì không tích cực chấm dứt bạo lực đe dọa người Hồi giáo Rohingya.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm