Toàn cảnh thế giới tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất

Trang tin Reuters cho biết sáng kiến này do Quỹ Động vật hoang dã thế giới (WWF) khởi xướng năm 2007 tại Úc nhằm chống biến đổi khí hậu do Trái đất nóng lên bởi khí thải CO2 nhân tạo.

Giờ Trái đất đã được hơn 180 nước hưởng ứng cùng với hàng chục triệu người tham gia.

Nhà hát Con Sò và Cầu Cảng Sydney (Úc) là một trong những thành phố đầu tiên trên thế giới chìm trong bóng tối trong một giờ ngày 30-3 (giờ Úc) để nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và tác động của nó đối với sự đa dạng sinh học đang dần biến mất trên hành tinh chúng ta.

Cầu cảng Sydney (Úc) trước và trong giờ Trái đất 2019. Ảnh: AFP

Hãng Thông tấn AFP dẫn thông tin từ báo cáo "Hành tinh sống" của WWF hồi tháng 10- 2018, 60% tất cả các loài động vật có xương sống - cá, chim, lưỡng cư, bò sát và động vật có vú - đã biến mất do các hoạt động của con người từ năm 1970.

WWF cũng đang khuyến khích mọi cá nhân tích cực hành động như một phần trong Giờ trái đất, tránh sử dụng nhựa một lần, lên kế hoạch cho các chuyến đi gần nhà, hay thay đổi cách ăn hoặc giúp phục hồi thiên nhiên trong khu vực địa phương xung quanh.

Hình ảnh từ khắp nơi trên thế giới hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất 2019:

Các hướng đạo sinh người Philippines bật đèn pin tại sự kiện đếm ngược cho Giờ Trái đất ở thủ đô Manila. Ảnh: AFP

Tòa tháp Namsan Seoul và một khu vực rộng lớn của Seoul, Hàn Quốc tắt đèn vào Giờ Trái đất. Ảnh: AFP

Cảng Victoria (Hong Kong) tắt đèn trong một tiếng đồng hồ cho giờ Trái đất. Ảnh: AFP 1 Cảng Victoria (Hong Kong) tắt đèn trong một tiếng đồng hồ cho giờ Trái đất. Ảnh: AFP 2
Cảng Victoria (Hong Kong) tắt đèn trong một tiếng đồng hồ cho giờ Trái đất. Ảnh: AFP
Nhà ga Chhatrapati Shivaji Terminus tại Mumbai Ấn Độ cũng tắt đèn trong 1 tiếng đồng hồ. Ảnh: AFP 1
Nhà ga Chhatrapati Shivaji Terminus tại Mumbai Ấn Độ cũng tắt đèn trong 1 tiếng đồng hồ. Ảnh: AFP
Vịnh Marina Bay Singapore chìm trong bóng tối của Giờ Trái đất 2019. Ảnh AFP 1 Vịnh Marina Bay Singapore chìm trong bóng tối của Giờ Trái đất 2019. Ảnh AFP 2
Vịnh Marina Bay Singapore chìm trong bóng tối của Giờ Trái đất 2019. Ảnh AFP

Tòa nhà Quốc hội Pakistan tắt đèn trong giờ Trái đất. Ảnh: REUTERS 1Tòa nhà Quốc hội Pakistan tắt đèn trong giờ Trái đất. Ảnh: REUTERS 2

Tòa nhà Quốc hội Pakistan tắt đèn trong giờ Trái đất. Ảnh: REUTERS
Một giờ tắt đèn tại thủ đô Paris nước Pháp, trong ảnh là tháp Eiffel. Ảnh: AFP 1 Một giờ tắt đèn tại thủ đô Paris nước Pháp, trong ảnh là tháp Eiffel. Ảnh: AFP 2
Một giờ tắt đèn tại thủ đô Paris nước Pháp, trong ảnh là tháp Eiffel. Ảnh: AFP
Nhà thờ chính tòa Thánh Vasily cũng hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất 2019. Ảnh: AFP 1 Nhà thờ chính tòa Thánh Vasily cũng hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất 2019. Ảnh: AFP 2
Nhà thờ chính tòa Thánh Vasily cũng hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất 2019. Ảnh: AFP

Thủ đô Moscow của Nga tắt một phần đèn trong chiến dịch Giờ Trái đất. Ảnh: Independent

Thành phố Saint Petersburg của Nga trước và trong Giờ Trái đất 2019. Ảnh: Independent

Thành cổ Acropolis tại Athens, Hy Lạp trong giờ Trái đất. Ảnh: Independent

Thủ đô London Anh cũng tắt đèn cho sự kiện Giờ Trái Đất. Ảnh: Standard UK

London tắt đèn nhìn về phía cầu Tháp. Ảnh: Independent

Tòa nhà Quốc hội Anh chìm hoàn toàn trong bóng tối của Giờ Trái đất. Ảnh: Independent

Tòa tháp cao nhất thế giớ Burj Khalifa (Dubai, UAE) cũng tham gia một phần vào chiến dịch Giờ Trái đất. Ảnh: Khaleeji Times

Tại Nhà thờ Thánh Peter tại Vatican, đèn cũng đã tắt trong Giờ Trái đất. Ảnh: AFP

Tại phía bên kia bám cầu, tòa nhà Empire State ở New York cũng có kế hoạch tham gia Giờ Trái đất lúc 8:30 tối ngày 30-3 (7:30 sáng ngày 31-3, giờ Việt Nam).

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm