Trung Quốc thử nghiệm tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới ở Biển Đông

094-sub-163708-copy1-6626-1402886360.jpg

Một tàu ngầm hạt nhântên lửa đạn đạo Kiểu 094của Trung Quốc. Ảnh:Wants China Times.

Loại tàu ngầm mới hoàn thành các bài kiểm tra dưới điều kiện áp suất cao, do một đơn vị nghiên cứu đặc biệt thuộc Hải quân Trung Quốc thực hiện,People's Daily cho hay. Đơn vị này chịu trách nhiệm thử nghiệm phần lớn các hệ thống hiện đại dưới nước và tàu ngầm của Trung Quốc.

"Thế hệ vũ khí và trang bị dưới biển mới của Trung Quốc mang giấc mơ về một nền quân sự quốc gia hùng mạnh", Fei Zhigang, người đứng đầu đơn vị nghiên cứu, nói. "Cuộc thử nghiệm vừa qua đáng giá, bất kể nó có rủi ro thế nào".

Theo kỹ sư trưởng Cui Zigang, cuộc thử nghiệm vượt qua nhiều kỷ lục trước đó, trong đó có việc ngư lôi tiêu diệt thành công mục tiêu ở độ sâu mới, giải quyết ba vấn đề kỹ thuật còn tồn đọng trong các bài kiểm tra.

Đơn vị nghiên cứu được cho là đã tiến hành hàng trăm cuộc thử nghiệm, bao gồm lần thử đầu tiên với hơn chục hệ thống chiến đấu của tàu ngầm do Trung Quốc sản xuất, tại một khu vực không xác định trên Biển Đông. Một kỹ sư thuộc đơn vị trên cho rằng vị trí thử nghiệm có ý nghĩa quan trọng bởi các hệ thống, vũ khí mới cần được kiểm tra trong điều kiện mà chúng sẽ được điều động nếu có chiến tranh.

Báo Trung Quốc không nói rõ địa điểm thử nghiệm tàu ngầm trên Biển Đông. Nước này có một căn cứ tàu ngầm lớn và hiện đại ở đảo Hải Nam.

Việc thử nghiệm tàu ngầm nói trên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông gia tăng do các hoạt động của Trung Quốc. Công ty dầu khí hải dương nước này (CNOOC) hồi đầu tháng 5 đưa giàn khoan nước sâu vào đặt trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Trung Quốc còn điều hàng trăm tàu, trong đó có cả tàu quân sự, thực hiện cái gọi là bảo vệ giàn khoan. Việc hạ đặt và điều tàu này xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, gây căng thẳng Biển Đông và vấp phải sự phản đối quyết liệt của Hà Nội và cộng đồng quốc tế.

Trung Quốc đồng thời bị nghi ngờ đang thay đổi cấu tạo của các rạn san hô ở quần đảo Trường Sa, vi phạm Tuyên bố về ứng xử Biển Đông 2002 đã ký kết. Các chuyên gia quân sự cho rằng Bắc Kinh đang chuẩn bị hạ tầng cho các máy bay và tàu chiến hoạt động ở khu vực trong tương lai, từng bước hiện thực hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ trên Biển Đông.

Theo Như Tâm (Vnexpress)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm