Vì sao máy bay mất tích, chuông điện thoại vẫn reo?

Điện thoại vẫn reo. Tân Hoa xã (Trung Quốc) cũng đưa tin 19 gia đình hành khách Trung Quốc khẳng định họ gọi cho người thân và vẫn nghe chuông điện thoại reo.

Theo báo Le Monde (Pháp), có nhiều cách để giải thích:

- Giả thiết đáng tin cậy nhất là điện thoại di động không bị hỏng, đang mở và ở gần một trạm thu phát sóng điện thoại nào đó (nhiều trạm phủ sóng đến 10 km). Điện thoại có thể đang ở trên mặt đất hay trôi trên mảnh vỡ máy bay gần bờ. Đây là loại điện thoại có chế độ tự động lâu và chế độ bảo vệ không vô nước cực tốt.

 
Pháp sư Mat Zin thực hiện nghi lễ tìm kiếm tại sân bay Kuala Lumpur ngày 12-3. Ảnh: REUTERS

- Nếu điện thoại mất kết nối (không pin, tắt nguồn, bị hỏng hay bị chìm dưới nước), cuộc gọi có thể đã được chuyển trực tiếp đến phần thư đáp.

Ông Bruno Salgues, Giám đốc Viện nghiên cứu Mỏ-Viễn thông (Pháp), giải thích thêm khi điện thoại mở lên, vị trí điện thoại sẽ tự động được lưu lại trên cơ sở dữ liệu lưu vị trí của nhà mạng. Nếu điện thoại không tắt nguồn nhưng ngoài vùng phủ sóng, người gọi đến vẫn nghe chuông reo thì đó là chuông của mạng chứ không phải của máy.

Cũng có thể người gọi nghe tiếng chuông vì lúc đó là lúc cuộc gọi đang được chuyển đến trạm thu phát sóng đầu tiên. Sau đó, nếu trạm không tìm ra điện thoại nhận cuộc gọi thì chuông sẽ ngắt.

- Hãng hàng không Malaysia Airlines cho phép hành khách hạng thương gia liên lạc điện thoại, tin nhắn, thư điện tử nhờ các thiết bị lắp tại ghế ngồi. Nếu điện thoại không hư hỏng và mở nguồn, cuộc gọi tới vẫn nghe chuông reo bởi không nối với SIM điện thoại mà nối với thiết bị kết nối trên ghế ngồi. Khi phân tích vị trí cuối cùng của các điện thoại di động, cơ quan điều tra có thể lập khu vực tam giác khoanh vùng tập trung tìm kiếm máy bay mất tích. Phương pháp này chỉ có hiệu quả khi điện thoại còn hoạt động.

D.THẢO

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm