Rối khó gỡ? Có chuyên gia!

Rối khó gỡ? Có chuyên gia! ảnh 1
Chuyên viên tâm lý Nguyễn Thị Ngọc trong một giờ tham vấn.
Thắc mắc sao không hỏiKinh tế khá giả, nhưng lại goá chồng từ khi tuổi đời còn khá trẻ, bao nhiêu yêu thương bà H., ngụ tại quận 5, TP.HCM đều dồn cho cậu con trai duy nhất. Mâu thuẫn gia đình chỉ bắt đầu khi cậu con trai lấy vợ, và cô con dâu có những thái độ thiếu tôn trọng nhà chồng. Sau những buổi đi làm về, cô chỉ nhốt mình trong phòng hoặc cùng chồng đi chơi đây đó, chứ rất ít khi phụ mẹ chồng quét nhà, dọn cơm… Ỷ thế được chồng cưng chiều, nên khi sinh đứa con trai cô cũng mặc cho mẹ chồng lo hết như một việc tự nhiên và còn tỏ ra hỗn hào, mặc cho mẹ chồng hết lời khuyên bảo. Điều làm bà H. đau lòng nhất là anh con trai rất nghe lời vợ nên ngày càng tỏ ra lạnh nhạt với mẹ. Bà cảm thấy thật sự bế tắc…Thật may, bà H. được một người thân giới thiệu đến phòng tham vấn hôn nhân gia đình tại nhà văn hoá Phụ nữ để nhờ các chuyên gia “gỡ rối”. Trao đổi với người viết, bà H. cho biết sau vài lần tiếp xúc và nhận được sự tham vấn của các chuyên gia, bà đã bình tâm hơn và cùng các con ngồi lại thẳng thắn sẻ chia những suy nghĩ của mình. Nhờ vậy, mẹ con dần dần hiểu nhau hơn, bà cũng biết cách tổ chức đời sống gia đình, con trai và con dâu bắt đầu nhận ra sai lầm của mình… Cuối cùng, những nút thắt ngột ngạt trong gia đình dần được gỡ bỏ.“Nếu như được tham vấn sớm hơn, thì tôi đã không phải trải qua những ngày dài nặng nề như thế!”, bà H. chia sẻ. Một ngành chưa được đánh giá đúng tầmChuyên viên tham vấn tâm lý Nguyễn Thị Ngọc, người đã có thâm niên hơn mười năm công tác trong ngành công tác xã hội và tham vấn tâm lý cho biết, đối với một chuyên viên tâm lý, thì sự tôn trọng thân chủ và kỹ năng lắng nghe là điều cốt lõi, bên cạnh những yếu tố khác như sự cảm thông chân thành... Nhưng trên tất cả, và điều tối kỵ người làm nghề này cần tránh, là thái độ phán xét, phê bình đứng trên các quy tắc đạo đức thông thường, bởi sẽ gây cho thân chủ những mặc cảm và từ đó, họ không thể sẻ chia vấn đề của mình được. Xã hội càng phát triển, áp lực cuộc sống ngày càng cao, càng dễ dẫn tới stress và mâu thuẫn trong các quan hệ gia đình và cộng đồng. Nhưng cho tới nay, không nhiều người nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của nghề tham vấn, giải toả các vấn đề tâm lý. Theo bà Ngọc, mỗi cơ quan, trường học, bệnh viện đều rất cần có nhân viên xã hội và chuyên viên tham vấn tâm lý, như vậy các mối quan hệ sẽ thuận lợi hơn, và hiệu quả xã hội bên cạnh những điều kiện kinh tế sẽ cùng đồng hành góp sức đem lại hạnh phúc cho con người. Bà Ngọc cũng có những trăn trở riêng cho nghề nghiệp, khi nhận thấy rất nhiều nan đề của thân chủ có liên quan mật thiết với gia đình và các vấn đề của cộng đồng, nhưng nhân viên xã hội làm tham vấn tâm lý lại không đủ điều kiện về lý để can thiệp. Cho tới nay, dù nghề công tác xã hội đã được Nhà nước công nhận, nhưng các cơ quan chức năng có liên quan vẫn chưa đánh giá đúng vai trò của nhân viên xã hội làm công tác chuyên viên tâm lý, để cùng phối hợp tháo gỡ những vấn đề của cá nhân và cộng đồng một cách toàn diện trong từng trường hợp cụ thể. Và một phòng tham vấn như mô hình hoạt động tại nhà văn hoá Phụ nữ TP.HCM rất cần được nhân rộng. Theo Hương Vũ (SGTT.VN )

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm