Về vấn đề này, Bộ Y tế trả lời như sau:
Ngành y tế đã triển khai nhiều biện pháp. Trong đó có giải pháp về tuyên truyền tại các BV, trên các kênh truyền thông.
Việc cần làm là củng cố lại cơ sở vật chất, trang thiết bị an ninh như rà soát, củng cố toàn bộ khuôn viên, tường rào BV; kiểm soát các lối ra vào của BV; rà soát và lắp đặt các camera an ninh và hệ thống báo động khẩn cấp.
Bộ Y tế đã chỉ đạo các BV khẩn trương xem xét lắp đặt cửa tự động, trang bị khóa từ cho khoa cấp cứu, ưu tiên các khoa có nguy cơ mất an ninh cao và các khoa, phòng khác.
Giải pháp cuối cùng là đảm bảo về nhân lực, các BV cần phân công đủ nhân viên bảo vệ trực 24/24 giờ và đào tạo cấp tốc nghiệp vụ bảo vệ và phản ứng nhanh cho lực lượng bảo vệ BV. Việc này có thể mời cơ quan công an đào tạo giúp. Một việc khẩn thiết nữa là cần xây dựng và củng cố đội an ninh phản ứng nhanh, sẵn sàng đối phó với các sự cố bất thường xảy ra.
Đặc biệt, nhanh chóng xây dựng hướng dẫn chống bạo hành nhân viên y tế có tính bắt buộc thi hành đối với các BV, nhân viên y tế trong việc phòng, tránh bạo hành nhân viên y tế và xử lý khi có sự cố bạo hành nhân viên y tế xảy ra...
Nghiên cứu đề xuất bổ sung Luật Khám chữa bệnh về trách nhiệm của người bệnh, người dân đối với dịch vụ khám chữa bệnh; nghiêm cấm xâm phạm, đe dọa thầy thuốc; chế tài, xử lý đối với hành vi xâm phạm, đe dọa nhân viên y tế khi thực hiện nhiệm vụ.