Cẩm nang Ebola - Bài 3: Làm thế nào để không nhiễm Ebola?

Mặc dù đại dịch Ebola đã được thông tin cảnh báo trong nhiều ngày qua nhưng nhiều người vẫn rất mơ hồ về Ebola.
 
PLO xin giới thiệu loạt ba bài mang tính cẩm nang để hệ thống lại những kiến thức cơ bản giúp bạn đọc hiểu rõ về đại dịch chết người này, từ đó có những hành động thiết thực để bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân cũng như cộng đồng.

Bài 1: Sáu lý do 'đáng sợ' về Ebola

Bài 2: Những hiểu biết sai lầm về Ebola

Cho đến nay, trên thế giới đã có hàng ngàn người chết vì mắc bệnh do virus Ebola. Vài ngày qua, nỗi lo về đại dịch đặc biệt nguy hiểm này lại nhân lên nhiều lần khi một y tá người Mỹ gốc Việt đã nhiễm virus Ebola ngay trên đất Mỹ khi chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm virus Ebola.

Trong cuộc họp khẩn của Bộ Y tế với Trung tâm Kiểm soát và phòng, chống bệnh tật Mỹ (CDC) vào chiều 13-10, Bộ Y tế nhận định nguy cơ dịch Ebola có thể xâm nhập vào Việt Nam gây bùng phát thành dịch tại cộng đồng bất cứ lúc nào. Vì vậy không thể lơ là trong công tác phòng, chống để có thể chặn dịch ngay từ cửa khẩu.

Ngay chiều nay 14-10, UBND TP.HCM cũng đã chỉ đạo Sở Y tế tăng cường thực hiện các biện pháp giám sát chặt chẽ người nhập cảnh nhằm phát hiện người nghi ngờ mắc bệnh do vi rus Ebola để có những biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh.

Như đã thông tin trong hai bài trước, mức độ nguy hiểm của virus Ebola có thể nói là "vô đối" với tỉ lệ tử vong cao khủng khiếp. Ngay cả cơ chế lây lan cũng đang là một vấn đề cần tiếp tục làm rõ với các chuyên gia y tế, khi mà ngay cả nhân viên y tế được trang bị bảo hộ kín mít từ đầu tới chân vẫn bị lây nhiễm loại virus chết người này khi chăm sóc người bệnh. 

Vậy thì với người dân bình thường chúng ta, làm cách nào để có thể phòng tránh lây nhiễm virus Ebola? 

Ảnh: BBC 

Theo BBC, khi các ổ dịch Ebola tiếp tục lan rộng, nỗi lo phát hiện bệnh đang gia tăng. Các chuyên gia đang tìm hiểu thêm làm thế nào để ngăn chặn virus đã lây nhiễm cho khoảng 7.500 người ở Tây Phi. Người ta đang gắng chạy đua với thời gian nhằm ngăn chặn căn bệnh đã giết chết hơn một nửa số người nhiễm bệnh.

Dưới đây là những điều các chuyên gia đã biết.

Không tiếp xúc

Ebola lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch thể bị nhiễm bệnh. Máu, chất nôn mửa, và nước bọt có thể mang và lây lan virus chết người.

Người thân của bệnh nhân và nhân viên y tế chăm sóc cho họ có nguy cơ lây nhiễm cao nhất, nhưng bất cứ ai đến gần đều có khả năng bị lây nhiễm.

Vì lý do đó, việc tiếp xúc chỉ nên cho người chăm sóc y tế cần thiết và luôn mặc đầy đủ quần áo bảo hộ.

Virus không thể xâm nhập qua đồ bảo hộ, như găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ, quần áo kín đáo và ủng cao su dai, nhưng quá ít người có đầy đủ trang phục hiện đại như vậy.

Những người mặc trang phục này nên thay đồ sau mỗi 40 phút để được an toàn. Bên trong bộ trang phục có thể lên tới 40 độ C. Mất khoảng 5 phút để mặc bộ trang phục bảo hộ. Để cởi bộ trang phục ra cần sự giúp đỡ của người khác và mất khoảng 15 phút.

Che mắt của bạn

Nếu một giọt nhỏ bị nhiễm bệnh rơi lên da bạn, bạn cần rửa ngay bằng xà phòng và nước hoặc chất rửa tay có cồn.

Mắt thì phức tạp hơn. Ví dụ, một bụi nước từ một cái hắt hơi trực tiếp vào mắt có thể khiến virus xâm nhập.

Tương tự, các màng nhầy của miệng và bên trong mũi là những nơi dễ bị tổn thương, cũng như da bị rách.

Quần áo giặt

Một trong những triệu chứng gây sốc nhất của Ebola là chảy máu. Bệnh nhân có thể chảy máu từ mắt, tai, mũi, miệng và trực tràng. Tiêu chảy và nôn mửa cũng có thể gây nhiễm độc máu.

Một nguy cơ lây nhiễm lớn là việc vệ sinh. Bất kỳ quần áo giặt hoặc chất thải y tế khác cần được thiêu hủy. Bất kỳ dụng cụ y tế cần lưu giữ nên được khử trùng.

Nếu không được khử trùng đầy đủ, sự truyền virus có thể tiếp tục và lan rộng.

Những giọt nước nhỏ trên bề mặt không được làm sạch đầy đủ về mặt lý thuyết có thể gây ra nguy cơ truyền nhiễm. Chưa rõ virus có thể tồn tại ở đó bao lâu và vẫn là một mối đe dọa. Virus cảm cúm và các vi trùng khác có thể sống được hai giờ hoặc lâu hơn trên bề mặt môi trường cứng như bàn ăn, tay nắm cửa, và bàn làm việc.

Y tá gần đây bị nhiễm virus trong khi chăm sóc cho hai bệnh nhân Ebola ở Tây Ban Nha đã hai lần vào phòng nơi một trong những bệnh nhân được điều trị để chăm sóc trực tiếp và khử trùng phòng sau khi bệnh nhân chết. Cả hai lần cô đều mặc quần áo bảo hộ.

Xà phòng hoặc các thiết bị vệ sinh tay có cồn dễ dàng phá vỡ màng bao của virus mang RNA chuỗi đơn dương, và việc khử trùng bằng thuốc tẩy pha loãng có hiệu quả và có sẵn ngay cả ở những nơi xa xôi.

Bao cao su

Nói chung, khi một người nào đó hồi phục sau Ebola và họ không còn dấu hiệu nguy hiểm, họ không còn có thể lây lan virus.

Nhưng theo Tổ chức Y tế Thế giới, Ebola có thể được tìm thấy trong tinh trùng trong bảy tuần và một số nghiên cứu cho thấy nó có thể có ở đó đến 3 tháng.

Vì lý do này, các bác sĩ nói rằng những người hồi phục sau Ebola nên tránh quan hệ tình dục hoặc sử dụng bao cao su trong ba tháng.

 

Cách phát hiện và ứng phó Ebola

Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu là thực hành vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên với xà phòng, dung dịch sát khuẩn. Tránh tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, các vật dụng của người, động vật nhiễm bệnh hoặc các vật có thể đã tiếp xúc với máu, dịch tiết của người, động vật nhiễm bệnh. Hạn chế đi đến các quốc gia đang có dịch bệnh.

Những người trở về từ các quốc gia vùng có dịch trong vòng 21 ngày nếu có dấu hiệu sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, đau họng, tiêu chảy, phát ban... hoặc có tiếp xúc gần với người có dấu hiệu như trên, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, kiểm tra, xét nghiệm.

(Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm