Cha mẹ thích chọn đặt tên "độc" cho con

Kết luận trên được rút ra từ một nghiên cứu mới của nhóm các nhà nghiên cứu gồm Jean Twenge và Emodish M. Abebe của Đại học bang San Diego, Mỹ; W. Keith Campbell của Đại học Georgia ở Athens.

Về cơ bản, những đứa trẻ ngày nay (và sau đó là người lớn) sẽ nổi bật so với các bạn cùng lớp. Ví dụ, vào những năm 1950, trung bình trong 30 đứa trẻ đứng hạng nhất trong lớp, sẽ có ít nhất một cậu bé mang tên James (cái tên đứng hàng đầu năm 1950). Trong khi đó, tới năm 2013, trong 6 lớp mới tìm thấy một học trò có tên Jacob, dẫu rằng đây là cái tên được đặt cho bé trai phổ biến nhất trong năm 2007.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc cha mẹ thích đặt cho con mình những cái tên hiếm có thể là dấu hiệu của sự thay đổi trong văn hóa từ chỗ thích được tán thưởng sang việc nhấn mạnh tới tính độc nhất và sự vượt trội. Tuy nhiên, nếu điều này đi quá xa, chủ nghĩa cá nhân này cũng có thể dẫn tới sự tự yêu bản thân mình, theo nhà nghiên cứu Jean Twenge.

Kết quả nghiên cứu trên được rút ra từ sự phân tích 325 triệu tên trẻ được cơ quan an ninh xã hội Mỹ ghi lại từ năm 1880 đến năm 2007. Nhóm nghiên cứu đã tính toán tỷ lệ trẻ được đặt những tên thông thường nhất hoặc một trong số 10, 20, 50 cái tên thông thường nhất được đặt cho trẻ trong năm đó và giới tính của trẻ. Kết quả cho thấy, các bậc cha mẹ dường như ngày càng không thích đặt cho con cái mình những cái tên quá phổ biến. Ví dụ, cuối những năm 1880 đến đầu những năm 1900, khoảng 5% số trẻ được đặt những cái tên phổ biến nhất, nhưng gần đây, tỷ lệ này đã rớt xuống còn 1%.

Khoảng 40% bé trai được đặt một trong số 10 cái tên phổ biến nhất trong những năm 1880, trong khi hiện giờ, tỷ lệ này còn ít hơn 10%. Với bé gái, từ chỗ có 25% được đặt cho 10 cái tên hàng đầu trong khoảng năm 1945, đến năm 2007, tỷ lệ này còn 8%.

Những kết quả tương tự cũng được ghi nhận trong 50 tên hàng đầu. Khoảng một nửa số bé gái được đặt cho một trong số 50 cái tên phổ biến nhất cho tới tận giữa thế kỷ 20. Nhưng giờ thì cứ 4 bé gái, mới có 1 bé được đặt những cái tên này.

Xu hướng trên trong việc đặt tên trẻ đã không cho thấy một sự giảm liên tục. Những năm 1880 đến 1919, ít cha mẹ đặt cho con mình những cái tên thông thường, dẫu rằng từ năm 1920 đến 1940, những cái tên thông thường được sử dụng nhiều hơn bình thường so với trước đó. Sau đó, khi việc sinh con bùng nổ, những cái tên lạ xuất hiện nhiều hơn.

Sự suy giảm lớn nhất trong việc sử dụng những cái tên thông thường xuất hiện vào những năm 1990.

"Sự giải thích hợp lý nhất cho việc cha mẹ ngày càng thích đặt tên hiếm cho con cái mình là vì họ muốn hướng con mình thành người xuất sắc", Twenge nói. Theo bà Twenge, mặt tích cực của chủ nghĩa cá nhân là nó hạn chế sự thành kiến và tạo ra nhiều lòng khoan dung hơn cho những cộng đồng nhỏ bé. Nhưng bà cũng cảnh báo, khi chủ nghĩa cá nhân được đẩy đi quá xa, nó sẽ thành chủ nghĩa tự yêu bản thân mình. "Tôi nghĩ đó là một chỉ dẫn cho thấy nền văn hóa của chúng ta đang trở nên quá chú ý đến bản thân mình", bà Twenge nói.

Một nghiên cứu trước đó cho thấy, vào những năm 1950, các bậc cha mẹ đã rất coi trọng việc vâng lời của con cái, nhưng giờ thì khác. "Các bậc cha mẹ đang trở nên quá dễ dãi và quá tập trung cho con cái và miễn cưỡng hơn khi thể hiện uy quyền của mình", bà Twenge nói.

Và việc liệu những đứa trẻ được đặt những tên hiếm sẽ có nhân cách cũng "kỳ lạ" như tên hay không thì chưa rõ. "Chúng ta còn cần phải nghiên cứu xem liệu một cái tên hiếm sau này có dẫn trẻ tới chỗ tự yêu mình quá mức hay không", bà Twenge nói.

Theo H.V (HNMO/LiveScience)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm