Ăn mặn gây hại cho trẻ

Theo tổ chức dinh dưỡng Anh quốc, lượng muối mà trẻ từ 1-6 tuổi ăn trong 1 ngày không nên vượt quá 2g. Trẻ nhỏ nếu ăn thực phẩm có lượng muối quá cao trong thời gian dài không chỉ ảnh hưởng đến khẩu vị sau này, mà nguy cơ mắc các bệnh như huyết áp cao, bệnh thận và bệnh tim cũng lớn hơn, đồng thời sự phát triển của xương cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

Ăn mặn gây hại cho trẻ ảnh 1

Rèn luyện cho trẻ thói quen ăn nhạt từ nhỏ

Vì sao ăn mặn có liên quan đến các bệnh về huyết áp, tim mạch và thận? Thực ra, nguyên nhân chính là do chất natri chiếm tới 40% thành phần muối. Khi dùng muối quá nhiều, các phân tử natri sẽ khiến nước bị tích lại trong cơ thể.

Cơ thể tích quá nhiều nước dư thừa sẽ gây phù, thậm chí bệnh edema, đồng thời còn khiến dung lượng máu tăng lên, gây ra cao huyết áp, không chỉ dẫn đễn nguy cơ bệnh tim mạch mà còn ảnh hưởng đến chức năng thận, nhất là khi chức năng thận của trẻ chưa hoàn chỉnh như người lớn. Dù những căn bệnh này đều là mạn tính, thời gian các triệu chứng xuất hiện có thể rất lâu về sau, nhưng vẫn cần kiểm soát ngay từ nhỏ.

Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, nên xây dựng cho bé thói quen ăn nhạt từ nhỏ. Kết quả khảo sát cho thấy, nếu các thành viên trong gia đình có thói quen ăn nhạt, trẻ nhỏ cũng sẽ thích ăn nhạt. Đối với các bữa ăn của trẻ, nên sử dụng các nguyên liệu tươi sống và tránh dùng thực phẩm chế biến sẵn như cá khô, thịt hun khói, rau củ khô, vốn là những thực phẩm bắt buộc có thành phần muối trong bảo quản.

Theo Gia Vinh (ANTĐ/Sống Khỏe-TQ)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm