Bảo quản và chế biến thực phẩm trong mùa dịch sao cho an toàn?

Việc tuân thủ các biện pháp vệ sinh và an toàn thực phẩm phải luôn được đảm bảo trong khi chế biến thực phẩm. Trong đó bao gồm thường xuyên rửa tay, vệ sinh bề mặt và dụng cụ đựng thực phẩm trước và sau khi sử dụng.

Những điều này có thể sẽ giúp giảm sự lây lan của COVID-19. Theo The Health Site, dưới đây là những cách chúng ta nên tuân thủ để đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm:

Sử dụng dụng cụ riêng biệt cho thực phẩm sống và chín

Nhiễm khuẩn chéo trong thực phẩm có nhiều khả năng xảy nếu thịt sống, thịt gia cầm hoặc hải sản tiếp xúc với thịt nấu chín hoặc bất kỳ thực phẩm ăn liền nào.

Nếu để lẫn thực phẩm sống và chín có thể khiến mầm bệnh từ thực phẩm sống dễ dàng xâm nhập vào thực phẩm đã được chế biến sẵn. Điều này có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Đo đó, chúng ta nên sử dụng dụng cụ riêng cho thức ăn sống và chín.

Không rã đông thực phẩm sai cách

Chúng ta nên tránh rã đông thực phẩm bằng cách để quầy bếp. Ảnh: NV

Phần lớn vi khuẩn có thể phát triển ở nhiệt độ khoảng nhiệt độ 4,44 độ C và 60 độ C. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), mức độ vi khuẩn có thể tăng gấp đôi chỉ trong 20 phút trong phạm vi nhiệt độ này. Đo đó, chúng ta nên tránh rã đông thực phẩm bằng cách để quầy bếp. Đồng thời, không nên làm đông lại thực phẩm sau khi đã rã đông.

Làm lạnh thực phẩm của một cách kịp thời

Chúng ta không nên để thực phẩm bên ngoài tủ lạnh lâu hơn hai giờ nếu nhiệt độ bên ngoài trên 32,22 độ C. Do vi khuẩn liên quan đến các bệnh lây truyền qua thực phẩm có thể sinh sôi nhanh khi để thực phẩm dễ hỏng trong khoảng nhiệt độ 4,44 độ C và 60 độ C.

Việc làm lạnh thực phẩm kịp thời là rất quan trọng để ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh lây truyền qua thực phẩm.

Rửa tay đúng cách

Vi khuẩn gây bệnh từ thực phẩm không chỉ tồn tại trên đĩa và bát của bạn mà chúng còn có thể lây nhiễm sang tay của chúng ta. Do đó, chúng ta cần phải rửa tay bằng xà phòng ít nhất 20 giây trước khi tiếp xúc với thực phẩm. Không rửa tay có thể sẽ gây nhiễm khuẩn chéo cho thực phẩm.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm