Người 30 năm bị dính hàm

Chị Nguyễn Thị Vân, chị ruột của bệnh nhân, kể chị D. bị chấn thương giập mặt vào thành giếng năm 16 tuổi, gia đình không thấy chị kêu đau nên chỉ “điều trị” bằng cách xoa bóp tại nhà giúp tan máu tụ, không đưa đi bệnh viện. Nhưng từ sau tai nạn, khi ăn chị chỉ có thể mở được hàm khoảng cách ước tính 3mm, đưa vài hạt cơm vào miệng/lần, gia đình không biết là bệnh chữa được nên đã để tình trạng dính hàm kéo dài từ đó đến nay. Tuy nhiên chị vẫn nói được.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Thái, trưởng khoa phẫu thuật tạo hình hàm mặt, cho biết chấn thương của chị D. là dính ổ khớp thái dương -  hàm. Sau chấn thương khớp này bị dính chặt, xương hàm không phát triển nữa khiến mặt bệnh nhân là gương mặt người lớn, nhưng hàm dưới vẫn như hàm trẻ em. Các bác sĩ đã phẫu thuật cắt bỏ phần ổ khớp bị dính, dùng mỏm vẹt thay thế.

Theo bác sĩ Thái, từng có nhiều trường hợp bị chấn thương tương tự được điều trị, nhưng đây là trường hợp ổ khớp dính để lâu nhất không được điều trị (30 năm). Tại VN, các bác sĩ dùng biện pháp thay thế bằng ổ khớp nhân tạo hoặc đưa mỏm xương sườn vào vị trí ổ khớp bị dính, đây là lần đầu tiên sử dụng mỏm vẹt để thay thế. Sử dụng mỏm vẹt có ưu điểm giá thành rẻ hơn (ổ khớp nhân tạo giá 2.000-5.000 USD/ổ), và sử dụng được lâu dài hơn so với ổ thay thế từ xương sườn do mỏm vẹt lấy tại chỗ có kèm theo mạch nuôi.

Theo LAN ANH (TTO)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm