Giấc ngủ giúp ta trẻ lại

Bạn ngủ thế nào sẽ ảnh hưởng đến bạn? Giấc ngủ ban đêm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, không nên “ăn gian” giấc ngủ.

Tầm quan trọng của giấc ngủ

Giấc ngủ rất cần thiết cho sức khỏe, an toàn và tối ưu hiệu suất làm việc, thiếu ngủ ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của bạn, và làm giảm hiệu suất lao động.

Hãy quan tâm đến chính mình và dành thời gian cho giấc ngủ! Hãy nhớ rằng giấc ngủ là sự lựa chọn tốt để bảo vệ sức khỏe, nó cũng quan trọng như tập thể dục và dinh dưỡng tốt để có cho một cuộc sống khỏe mạnh.

Hãy xem giấc ngủ là ưu tiên của gia đình bạn, một giấc ngủ tốt đêm là một phần không thể thiếu trong lịch sinh hoạt hàng ngày của mọi người.

Chú ý để nhận ra vấn đề về giấc ngủ. Vấn đề về giấc ngủ hoặc buồn ngủ ban ngày có thể báo hiệu một rối loạn giấc ngủ thường có thể điều trị được. Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi nghi ngờ.

Giấc ngủ giúp ta trẻ lại

Khi ngủ đủ số lượng và chất lượng sẽ giúp bạn khỏe mạnh

Giấc ngủ giúp ta “trẻ lại”

Giấc ngủ là một quá trình giúp cơ thể hồi phục sau 1 ngày làm việc. Nhưng điều này không thể thực hiện được khi bạn bị mất ngủ, rối loạn chuyển động chân tay hoặc bị ngưng thở khi ngủ khiến bạn ngừng thở lặp đi lặp lại nhiều đợt trong khi ngủ và làm cho bạn buồn ngủ ngày hôm sau. Khi ngủ đủ số lượng và chất lượng sẽ giúp bạn khỏe mạnh.

Phần lớn bệnh nhân rối loạn giấc ngủ thậm chí còn không nhận ra mình có rối loạn giấc ngủ. Nếu bạn có ngưng thở, bạn có thể đã được cho biết rằng bạn ngáy to và thở hổn hển khi ngủ. Hãy hỏi chúng tôi về những nguy cơ khi bạn bị rối loạn giấc ngủ.

Y học giấc ngủ... chẩn đoán và điều trị

Y học giấc ngủ là một chuyên ngành trong y khoa để chẩn đoán và điều trị các rốiloạn giấc ngủ.

Các rối loạn giấc ngủ thường gặp:

Mất ngủ: không có khả năng ngủ hoặc duy trì giấc ngủ. Mất ngủ cũng là được sử dụng để mô tả các tình trạng cảm thấy không hồi phục sức khỏe khi ngủ dậy. Các triệu chứng có thể là cấp tính (kéo dài một đến một vài đêm) hoặc mạn tính (trên 1 tháng).

Ngưng thở khi ngủ: đây là một rối loạn có khả năng đe dọa sinh mạng tiềm ẩn vì ngưng hô hấp trong một thời gian ngắn và lặp lại nhiều lần trong khi ngủ. Các triệu chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm ngáy to, ngưng thở, thở hổn hển khi ngủ và buồn ngủ ban ngày.

Ngáy: một tình trạng phổ biến ở tất cả các lứa tuổi và ở cả hai giới. Nó ảnh hưởng đến khoảng 90 triệu người Mỹ trưởng thành. Hiện tại ở Việt Nam chưa có thống kê chính thức về số người ngáy.

Ngáy được gây ra bởi sự rung động mô khi đường thở bị tắc nghẽn một phần và có thể dẫn đến thở bất thường và gây gián đoạn giấc ngủ.

Tuy nhiên, không phải ngáy nào cũng là bệnh lý, hãy hỏi chúng tôi và chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn.

Rối loạn chuyển động chi có chu kỳ: một rối loạn ảnh hưởng đến các chi, do đó gây khó ngủ vào ban đêm, làm ảnh hưởng hoạt động bình thường trong ngày. Các chuyển động của rối loạn chuyển động chi có chu kỳ xảy ra thường xuyên. Nhất là khi bắt đầu buồn ngủ và tự phát, bạn không thể điều khiển được các chuyển động này.

Hội chứng chân không yên: một rối loạn chuyển động được đặc trưng bởi một cảm giác khó chịu và/ hoặc căng thẳng thần kinh ở chân và một sự thôi thúc đẩy phải di chuyển chân trong giấc ngủ. Các triệu chứng tạm thời giảm khi chuyển động hoặc có áp lực.

Điều trị rối loạn giấc ngủ

Điều trị rối loạn giấc ngủ nói chung được chia thành ba giai đoạn:

Giai đoạn một - đánh giá:

Giai đoạn một là đánh giá ban đầu bao gồm hỏi bệnh sử và khám, sau đó tùy theo từngtrường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ cho làm các xét nghiệm như chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm máu, đa ký giấc ngủ

Giai đoạn hai - điều trị:

Với các kết quả thu được từ việc giai đoạn 1, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị dành riêng cho từng cá nhân, kế hoạch này được thiết kế cho riêng bạn giúp tối đa hiệu quả phục hồi giấc ngủ.

Tùy thuộc vào rối loạn giấc ngủ của bạn và mức độ nghiêm trọng của các rối loạn này, điều trị có thể bao gồm điều trị dùng thuốc, thay đổi hành vi, sử dụng dụng cụ nha khoa, mang thiết bị thở khi ngủ, phẫu thuật…

Giai đoạn ba - chăm sóc sau điều trị ban đầu:

Tái khám thường xuyên để đảm bảo kết quả điều trị rối loạn giấc ngủ của bạn được thành công. Những thay đổi trong giấc ngủ của bạn sau điều trị sẽ có điều kiện để được theo dõi, đảm bảo can thiệp kịp thời và thích hợp nếu cần thiết.

BẠN CÓ BỊ RỐI LỌAN GIẤC NGỦ

1. Bạn hoặc bất cứ ai trong gia đình của bạn có rối loạn giấc ngủ?

Nếu có là rối loạn giấc ngủ gì?

2. Bạn có ngáy hoặc có ai đó nói rằng bạn ngừng thở trong khi ngủ?

* Đây chắc chắn là một dấu hiệu của hơi thở bị rối loạn giấc ngủ.

3. Bạn có bị buồn ngủ ban ngày quá mức?

* Điều này có thể đi kèm với bất kỳ rối loạn giấc ngủ nà làm thay đổi số lượng hoặc chất lượng của giấc ngủ của bạn.

4. Bạn có gặp khó khăn khi bắt đầu hoặc duy trì giấc ngủ?

* Điều này thường thấy trong các dạng của bệnh mất ngủ và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn

5. Bạn là một người cảm rất bồn chồn khi ngủ hoặc bạn di chuyển tay hoặc chân hoặc bạn có chuyển động quá mức trong khi ngủ?

* Điều này chứng tỏ có thể bạn mắc rối loạn chuyển động chi có chu kỳ khi ngủ và hoặc đó có thể là các cơn động kinh ban đêm hoặc các rối loạn khác.

Nếu bạn trả lời “có” cho bất kỳ câu hỏi nào ở trên bạn có nguy cơ bị rối loạn giấc ngủ.

ThS.BS. Hoàng Đình Hữu Hạnh (TTO)

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm