Màu sắc nước tiểu 'tiết lộ' gì về sức khỏe của bạn?

Nước tiểu trong, không màu

Khi nước tiểu trong suốt có thể là bạn đã uống quá nhiều nước, cần giảm xuống một chút.

Trong một ngày, cơ thể cần từ 1,5 đến 2l nước từ nước uống, rau, củ, quả... Nhưng nếu bạn cảm thấy mình đã dư nước, nên hạn chế vì nếu uống quá nhiều nước sẽ buộc thận phải hoạt động vất vả hơn để lọc thải nước.

Nếu thấy thường xuyên mắc tiểu, đi tiểu quá nhiều lần trong ngày, bạn nên ngừng uống nước để tránh bị ngộ độc nước.

Màu trắng đục

Nước tiểu trắng đục như màu nước vo gạo có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh như viêm niệu đạo do lậu, chlamydia, tiểu dưỡng chấp hay tiểu phosphate.

Nếu là bị viêm niệu đạo do lậu, chlamydia, ngoài biểu hiện nước tiểu có màu trắng đục, bạn còn cảm thấy tiểu gắt buốt, đau lưng, sốt, tiểu có mủ. Trường hợp này cần sớm đến gặp bác sĩ.

Nếu là tiểu dưỡng chấp, thì trên bề mặt nước tiểu màu trắng đục còn có thêm những váng mỡ. Để lâu cho lắng lại sẽ xuất hiện những mảng keo, trắng như sữa đông hoặc mỡ đông. Hiện tượng này không xảy ra liên tục mà theo từng đợt.

Nếu là tiểu phosphate (có nhiều phosphate trong nước tiểu) thì thường là buổi sáng nước tiểu có màu trắng đụng, để lắng lại thấy có cặn như vôi. Trong ngày đi tiểu màu nước tiểu lại bình thường. Nếu tình trạng này để kéo dài lâu sẽ dễ bị sỏi thận do tinh thể phosphate đọng lại.

Màu vàng

Nước tiểu khi bạn khỏe mạnh bình thường thường có màu từ trong đến vàng nhạt.

Tuy nhiên, trong trường hợp bạn khỏe mạnh nhưng nước tiểu chuyển sang màu vàng sẫm, hơi có mùi... bạn cũng đừng lo ngại quá. Hãy thử để ý xem có phải bạn đã uống ít nước hay không. 

Ngoài ra, cũng có thể do ảnh hưởng của loại thực phẩm bạn ăn, hay thuốc uống. Nếu có lý do, bạn sẽ không phải lo lắng nữa.

Màu xanh

Có thể nước tiểu màu xanh là do bạn đã ăn thực phẩm có màu nhân tạo. Nếu bạn ăn món măng tây thì đừng lo, bởi sau khi ăn măng tây, nước tiểu màu xanh thường rất hay gặp.

Cạnh đó, nếu bạn đang dùng thuốc ợ nóng, chống nôn, vitamin tổng hợp... thì nước tiểu của bạn cũng chuyển sang màu xanh nhạt. 

Nếu nước tiểu màu xanh kèm theo sủi bọt thì lúc đó bạn có thể gặp vấn đề về thận; nước tiểu xanh dương kèm tiểu buốt, tiểu đêm nhiều lần, cơ thể mệt mỏi, đau tức bụng dưới, mùi nước tiểu khai nồng... có thể bạn đã bị viêm bàng quang.

Ngoài ra, nếu nước tiểu màu xanh lá, khi tiểu đau rát, có mủ, bạn đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Tất cả những triệu chứng bất thường nếu trên, nếu có, bạn cần đi khám ngay.

Màu cam

Có thể do cơ thể bạn đang bị mất nước nhẹ hoặc ăn thực phẩm màu cam, uống thuốc trị bệnh. Nếu phát hiện ra bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

Trường hợp bạn thấy nước tiểu màu cam rực, kèm với đó là lòng mắt bị vàng, nhiều khả năng gan của bạn đang gặp vấn đề.

Màu hồng hoặc đỏ

Khi thấy nước tiểu đột nhiên chuyển sang màu hồng hoặc đỏ, bạn cần lưu ý đây có thể là dấu hiệu cơ thể đang bị thiếu sắt, nhiễm trùng hay nhiễm độc thủy ngân.

Nếu trong nước tiểu có kèm máu đỏ thì bạn đã bị viêm nhiễm niệu đạo. Nếu nước tiểu có máu, đồng thời bạn bị đau vùng eo hoặc lưng, có người đau bụng từng cơn thì rất có thể đã bị sỏi thận. Lúc này, cần đi khám bác sĩ kịp thời.

Ngoài ra, nước tiểu có màu trên cũng đến từ nguyên nhân thực phẩm bạn ăn vào có màu đỏ, hồng hoặc có màu hóa học. Tác dụng phụ của thuốc nhuận tràng cũng khiến nước tiểu có màu tương tự.

Màu vàng có bọt khó tan

Nếu nước tiểu của bạn màu vàng sậm, nổi bong bóng hoặc nhiều bọt, khó tan, thì lúc này cơ thể của bạn đang dư thừa protein. Đây cũng là biểu hiện của bệnh viêm thận thời kỳ đầu hoặc viêm tiền liệt tuyến.

Ăn cơm rượu cũng phải... đúng cách!
Ăn cơm rượu cũng phải... đúng cách!
(PLO)- Hôm nay, 18-6 (nhằm mùng 5 tháng 5 âm lịch) là ngày Tết đoan ngọ. Trong ngày này, rất nhiều gia đình không thể thiếu món ăn cổ truyền: Cơm rượu.
5 cách uống nước nguy hiểm khôn lường
5 cách uống nước nguy hiểm khôn lường
(PLO) - Uống nước là việc thường xuyên được khuyến khích vì uống đủ nước sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, có những lúc uống nước lại không có lợi, thậm chí còn gây hại cho cơ thể.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bộ Y tế: Hơn 70% người lớn mắc viêm lợi, viêm quanh răng

Bộ Y tế: Hơn 70% người lớn mắc viêm lợi, viêm quanh răng

(PLO)- Hơn 70% người trưởng thành tại Việt Nam bị viêm lợi, viêm quanh răng. Đây là nội dung được Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thông tin tại Lễ mít tinh và đi bộ hưởng ứng Ngày sức khỏe răng miệng thế giới diễn ra tại TP.HCM ngày 16-3.