Nghi u não, mổ ra là ổ ấu trùng sán dải heo

Bệnh nhân là A Lý Hùng (16 tuổi, TT Đắk Tô - Kon Tum). Hiện sức khỏe bệnh nhi ổn định.

Cách đây ba tháng, bệnh nhân có biểu hiện nhức đầu, nôn ói. Gia đình đã đưa Hùng đi điều trị tại BV địa phương nhưng không khỏi. Hùng được chuyển xuống BV Nhi đồng 1 điều trị. Mặc dù 16 tuổi nhưng bệnh nhân có thể trạng như một đứa trẻ 5-6 tuổi, cao 1,2 m, nặng 20 kg.

BS.CKI Phan Minh Trí, khoa Ngoại Tổng hợp - BV Nhi đồng 1, thông tin thêm Hùng có cơ địa đặc biệt, tổng trạng suy giảm miễn dịch bẩm sinh, tình trạng nhiễm trùng nặng.

Bên cạnh đó, kết quả chụp MRI não em thấy tổn thương không điển hình cho một khối u và không điển hình cho tổn thương của ký sinh trùng. Tuy nhiên, BV quyết định phẫu thuật khối tổn thương của ký sinh trùng do nó tăng áp lực nội sọ khiến em đau đầu nhiều và yếu nửa người.

Ngày 24-3, BV Nhi đồng 1 phối hợp với BV Nhân dân 115 phẫu thuật cho em.

Ổ ấu trùng sán dải heo (vùng trắng bên trái) trong não bệnh nhân.

“Kết quả lấy ra một khối sang thương đường kính 5 cm (to bằng trái chôm chôm) có nhiều nang, bên trong chứa dịch, trong lòng nang thương tổn như chứa ấu trùng. Kết quả giải phẫu bệnh lý là ấu trùng sán dải heo” - BS Trí nói.

Cũng theo BS Trí, nguyên nhân bệnh nhân nhiễm ấu trùng sán dải  heo có thể là do vệ sinh an toàn thực phẩm kém, hơn nữa Kon Tum là vùng dịch tễ sán dải heo.

“Heo mang ấu trùng sán và thải ra ngoài theo nguồn nước. Nếu sử dụng nguồn nước có mang ấu trùng sán mà không nấu chín thì khi sử dụng ấu trùng sẽ vào cơ thể, phát tán vào máu, khu trú não, tim và da... Thậm chí nếu thịt heo có mang ấu trùng này nhưng không được nấu chín kỹ thì người ăn cũng sẽ bị nhiễm” - BS Hiếu nói.

Theo các BS, khi ăn uống thực phẩm, nước có chứa ấu trùng thì 24-72 giờ sau ấu trùng có thể chui vào cơ, hệ tuần hoàn, não. Tùy vào vị trí mà gây ra các triệu chứng khác nhau.

Nếu ấu trùng chui vào não thì biểu hiện nhức đầu nhiều do hình thành một khối choán chỗ; nếu ở da thì sẽ biểu hiện nốt sần. Xét nghiệm công thức máu sẽ thể hiện nhiễm ký sinh trùng.

Tuy nhiên, ở bệnh nhi này do suy giảm miễn dịch nên những biểu hiện khó phát hiện ra. Riêng sang thương trên não do ấu trùng sán dải heo, với người bình thường thì sẽ phát hiện được và điều trị nội khoa bằng thuốc, không phải phẫu thuật.

Theo các BS, với bệnh nhi trên, chỉ định phẫu thuật là do sang thương trên cơ thể đặc biệt. Suy giảm diện dịch của bệnh nhi là yếu tố thuận lợi làm cho bệnh nhi dễ nhiễm trùng cơ hội thường xuyên đường tiêu hóa, hô hấp, làm cho bệnh nhi suy dinh dưỡng, suy kiệt...

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm