Phẫu thuật thay tim sẽ biến mất trong 10 năm tới

Thay vào đó bệnh nahan sẽ được thay thế bằng bộ bơm nhân tạo và công nghệ tế bào gốc.

Theo Dailymail, trong bài phát biểu kỷ niệm 50 năm từ cuộc phẫu thuật thay tim đầu tiên, giáo sư bệnh viện ĐH Oxford John Radcliffe là Stephen Westaby cho rằng phương pháp phẫu thuật đầy tranh cãi này đã đến lúc nên được thay thế. Và có thể trong 10 năm tới, phẫu thuật thay tim sẽ biến mất.

GS Westaby cũng là bác sĩ đầu tiên đã thực hiện thay tim nhân tạo cho bệnh nhân vào năm 2000. Theo ông, phẫu thuật thay tim có thể đem lại chất lượng cuộc sống tốt cho bệnh nhân, vài người có thể sống đến 20 năm sau vô cùng khỏe mạnh.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể chữa cho 1% người mắc bệnh. Vì thế, ông ủng hộ cho việc giảm dần phẫu thuật thay tim trong 10 năm tới. Thay vào đó, sự kết hợp của bộ bơm dành cho tim cùng kỹ thuật tế bào gốc có khả năng thay thế rất tốt, có thể chữa trị cho nhiều người hơn.

Cuộc phẫu thuật thay tim đầu tiên trên thế giới được thực hiện vào ngày 1-12-1967, bởi BS Christiaan Barnard. Ông sinh ra và học y khoa tại Nam Phi, năm 1955 nhập cảnh vào Mỹ và trở thành chuyên gia phẫu thuật tim mạch.

Cuộc phẫu thuật thay tim đầu tiên được thực hiện bằng cách lấy tim từ một bệnh nhân vừa tử vong vì chấn thương đầu, chuyển vào cơ thể bệnh nhân Louis Washkansky (54 tuổi). Tuy nhiên, bệnh nhân này chỉ sống được đến 18 ngày sau phẫu thuật vì bị bệnh viêm phổi, có thể do các loại thuốc ức chế miễn dịch gây ra.

BS Barnard thực hiện cuộc phẫu thuật thay tim lần hai trên bệnh nhân Philip Blaiberg vào năm 1968 và người này sống được 19 tháng.

Có khoảng 200 ca phẫu thuật thay tim được thực hiện ở Anh hằng năm nhưng ước tính có đến 1.300 người chết mỗi năm vì không có tim thay thế. Có những người chờ tim hiến tặng hàng chục năm.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm