Xét nghiệm máu cho 60 trẻ có nồng độ chì cao

Đây là hoạt động thuộc “Nghiên cứu thực trạng nhiễm độc chì ở trẻ em Việt Nam và hiệu quả một số giải pháp can thiệp” cấp quốc gia do Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường thực hiện. Các nghiên cứu được viện lựa chọn thực hiện tại một số địa bàn: Thái Nguyên, Hưng Yên, Bắc Kạn..., có liên quan đến việc khai khoáng, luyện kim màu, chế tạo và tái chế phế thải chứa chì, để tiến hành đánh giá hiện trạng môi trường và sức khỏe trẻ em.

Trước đó, trong đợt một (từ ngày 24 và 25-9-2016), Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường đã tiến hành lấy mẫu máu, tóc và làm một số test nhanh để kiểm tra và tiếp tục kiểm tả sức khỏe, hướng dẫn y tế địa phương và gia đình thực hiện các biện pháp can thiệp giảm nồng độ chì trong máu.

Các trường hợp này được lấy mẫu máu và nước tiểu để đánh giá biến đổi vật chất di truyền, tình trạng oxy hóa, chống oxy hóa ở trẻ em nhiễm chì.

Trong tháng 1 vừa qua, Viện này cũng đã lấy máu xét nghiệm nồng độ cho trẻ em thuộc xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên và xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn.

Thông qua kết quả xét nghiệm, Viện có các hướng dẫn, giúp người dân địa phương có các biện pháp giảm nguy cơ ô nhiễm chì, thực hiện các biện pháp và can thiệp, giảm độc chì với trường hợp nồng độ chì trong máu cao.

Hoạt động sản xuất, tái chế chì khiến cho nhiều người trong đó có trẻ em bị nhiễm độc chì. Ảnh: TL

Theo Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế, các nguồn chính gây ô nhiễm chì với môi trường bao gồm khai thác mỏ, luyện kim, các hoạt động sản xuất và tái chế, ở một số quốc gia là việc sử dụng sơn pha chì và xăng pha chì.

Trẻ em là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do độc tính của chì và có thể gây hậu quả nghiêm trọng và lâu dài tới sức khỏe, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh. Chì cũng gây ra tác hại lâu dài ở người lớn, tăng nguy cơ cao huyết áp và suy thận. Phụ nữ có thai bị phơi nhiễm chì ở mức độ cao có thể gây sẩy thai, sinh non, sinh thiếu cân…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm