'Mất' 2.000 tỉ đồng do nhập khẩu ô tô lao dốc

Lô xe nhập khẩu của Honda được nhập khẩu từ Thái Lan về Việt Nam, có C/O form D nên được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0%; thuế tiêu thụ đặc biệt 35%-40% tùy theo từng phân khối, thuế GTGT 10%.

Với mức thuế trên, theo tính toán của cơ quan hải quan dựa trên tờ khai nhập khẩu trên 1.000 ô tô của Công ty Honda Việt Nam, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hiệp Phước (TP.HCM) sẽ thu về cho ngân sách nhà nước trên 253 tỉ đồng thuế GTGT và thuế tiêu thụ đặc biệt từ lô ô tô nhập khẩu đầu tiên của Honda qua cảng Hiệp Phước kể từ đầu năm 2018.

Lượng ô tô nhập khẩu giảm khiến ngân sách giảm thu.

Tuy nhiên, tác động từ Nghị định số 116/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện nhập khẩu ô tô có hiệu lực từ ngày 1-1-2018 đã ảnh hưởng đến việc nhập khẩu ô tô dưới chín chỗ. 

Theo đó, các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải tuân thủ các quy định tại nghị định. Theo đó, muốn nhập khẩu ô tô phải có giấy phép của Bộ Công Thương và phải đáp ứng một số điều kiện về khí thải, giấy chứng nhận tại nước xuất khẩu… Đến nay, mới chỉ có Honda làm thủ tục nhập khẩu lô ô tô đầu tiên với hơn 1.000 chiếc. 

Nhập khẩu ô tô giảm dẫn đến trong hai tháng đầu năm 2018, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hiệp Phước và Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3 chỉ mới thu ngân sách đạt gần 583 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2017 các chi cục này thu 2.700 tỉ đồng.

Như vậy, hai đơn vị này đã giảm thu 2.117 tỉ đồng từ ô tô nhập khẩu. 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Đề xuất cơ chế tránh độc quyền vàng miếng

Đề xuất cơ chế tránh độc quyền vàng miếng

(PLO)- NHNN Chi nhánh TP.HCM kiến nghị xem xét đề xuất cơ chế quản lý phù hợp, hiệu quả tránh độc quyền vàng miếng, tạo lợi ích nhóm cho các đơn vị kinh doanh vàng miếng tự niêm yết giá.