Ngân hàng nào đứng đầu thị trường bảo hiểm?

SCB vừa chào bán thành công 478,8 triệu cổ phiếu ra công chúng, thu hút thêm 4.788 tỉ đồng nguồn vốn mới, nhờ đó nâng mức vốn điều lệ của ngân hàng lên 20.020 tỉ đồng. 

Như vậy, SCB đã trở thành ngân hàng đầu tiên triển khai thành công phát hành mới cổ phần ra công chúng theo các quy định của Luật Chứng khoán mới (2019) có hiệu lực từ ngày 1-1-2021.

Việc tăng vốn giúp SCB đa dạng hóa cổ đông, củng cố năng lực tài chính, bổ sung vốn kinh doanh và cải thiện hiệu quả an toàn hoạt động.

Tính đến hết ngày 30-6, thu nhập từ dịch vụ của SCB đạt 1.310 tỉ đồng, tương đương 78% tổng thu nhập dịch vụ năm 2020.

Trong đó, doanh số bảo hiểm đạt gần 1.000 tỉ đồng, đưa SCB trở thành nhà bang đứng đầu thị trường, dẫn đầu tốc độ phát triển kinh doanh mảng Bancassurance. 

Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh ngoại hối và kinh doanh chứng khoán cũng ghi nhận tăng trưởng, đạt hơn 1.600 tỉ đồng. 

Kết quả kinh doanh khả quan này là do chiến lược chuyển dịch mô hình kinh doanh của SCB vào những năm trở lại đây, chú trọng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, gia tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ và giảm dần phụ thuộc nguồn thu từ hoạt động tín dụng.

Hiện nay, quy mô tài sản của SCB đạt 670.749 tỉ đồng, tăng 6% so với đầu năm, duy trì vị thế Top 5 trong hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam và là ngân hàng TMCP tư nhân có tổng tài sản lớn nhất.

Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu được kiểm soát tốt, tỷ lệ lần lượt là 1,19% và 0,89%. Hoạt động huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tiếp tục của SCB tăng trưởng mạnh với tỷ lệ 5,8% so với cuối năm 2020, đạt 612.375 tỉ đồng, trong đó tiền gửi từ dân cư chiếm 93,6%, được xem là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô huy động vốn cao nhất. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm