Nhà băng tung nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Mới đây, lãnh đạo Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam (MSB) cho biết, từ nay đến hết năm 2021 sẽ dành gói tín dụng có qui mô 1.000 tỉ đồng với lãi suất chỉ từ 5,5%/năm để hỗ trợ các doanh nghiệp ngành nhựa cùng nhiều giải pháp khác nhau để khách hàng lựa chọn.

Đối với khách hàng có nhu cầu về vốn ngắn hạn, MSB có giải pháp để khách hàng lựa chọn. Trong đó có giải pháp cấp hạn mức tín dụng cao gấp 3 lần giá trị tài sản bảo đảm, chấp thuận đa dạng tài sản (bất động sản, máy móc thiết bị... hoặc giải pháp tài trợ không tài sản bảo đảm lên đến 5 tỉ đồng).

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có kế hoạch hoạt động dài hạn có thể lựa chọn gói tài trợ trung dài hạn tới 70% giá trị tài sản đầu tư với thời gian vay tối đa tới 7 năm.

Với giải pháp cung ứng vốn hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khan vì COVID-19 mà MSB hiện đang áp dụng, giúp doanh nghiệp sản xuất nhựa có nguồn lực để cải tiến máy móc, thiết bị, mở rộng kinh doanh và giao dịch với đối tác nước ngoài, nhập khẩu nguyên liệu - xuất khẩu bán hàng.

Tương tự, từ nay đến hết ngày 19-3-2022, Ngân hàng SCB hiện áp dụng chính sách cho vay với lãi suất ưu đãi dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) với lãi suất từ 6,99% tuỳ theo các điều kiện riêng.

Theo đó, sản phẩm vay vốn đối với nhóm khách hàng này của SCB sẽ đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động, phát hành L/C nhập khẩu, bảo lãnh trong nước của khách hàng SME có doanh thu thuần dưới 25 tỉ đồng/năm. Hình thức cho vay của sản phẩm đa dạng, từ cho vay hạn mức đến cho vay từng lần bằng tiền VND hoặc USD.

Được biết, SCB chấp nhận tài sản bảo đảm rất đa dạng có thể là sổ tiết kiệm, tài khoản tiền gửi, số dư tài khoản, hợp đồng tiền gửi, giấy tờ có giá do SCB phát hành cũng như các tài sản bảo đảm là bất động sản. Đáng chú ý, với gói vay này, khách hàng được duy trì hạn mức tín dụng tới 36 tháng sau khi được SCB phê duyệt cấp hạn mức.

Ông Nguyễn Viết Mạnh, Thành viên Hội đồng thành viên (HĐTV) Agribank cũng khẳng định, Agribank sẽ giảm lãi suất để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Agribank sẽ họp để đưa ra mức giảm lãi suất, có khách hàng sẽ giảm 0,5%, có khách hàng lại được giảm 2-2,5%, tính trung bình lãi suất cho vay của ngân hàng sẽ giảm khoảng 1%/năm.

Bà Phạm Thị Trung Hà, Phó Tổng Giám đốc MBBank cho biết: Thời gian qua, MBBank đã triển khai giảm lãi suất, nhưng thời gian tới, MB sẽ hỗ trợ trực tiếp các doanh nghiệp trong lĩnh vực lưu trú, du lịch… bị ảnh hưởng bởi dịch COVID1-9 dẫn đến không có doanh thu hoặc doanh thu giảm với mức lãi suất có thể giảm 1% hoặc hơn. MBBank dựa trên từng tệp khách hàng của mình để lựa chọn doanh nghiệp khó khăn hơn, từ đó có chính sách hỗ trợ lãi suất phù hợp.

Trong 5 tháng cuối năm 2021, MB sẽ tiếp tục giảm 1.000 tỉ đồng lãi suất cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Trong đó, tính đến giữa tháng 8 vừa qua, MBBank đã giảm 400 tỉ đồng số tiền lãi lũy kế đến cuối năm. Cuối tháng 8-2021, MBBank giảm thêm 300 tỉ đồng nữa. Số tiền 300 tỉ đồng còn lại sẽ được ngân hàng giảm trong các tháng còn lại của năm 2021.

Số liệu do NHNN vừa cập cho hay, lũy kế từ 23-1-2020 đến 31-8-2021, tổng số tiền lãi TCTD miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 26.000 tỉ đồng. Trong đó, tổng số tiền lãi giảm theo cam kết của 16 ngân hàng lũy kế từ 15-7-2021 đến 31-8-2021 là 8.865 tỉ đồng, đạt 43,01% so với cam kết.

Quan điểm của NHNN là từ nay đến cuối năm và sang đầu năm 2022, các ngân hàng vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp nhằm phục hồi kinh tế.

Doanh nghiệp kêu trời vì quy định hàng thiết yếu mỗi nơi một kiểu
Doanh nghiệp kêu trời vì quy định hàng thiết yếu mỗi nơi một kiểu
(PLO)- Cục Công nghiệp thuộc Bộ Công Thương vừa cho biết: Nhiều hiệp hội ngành hàng đã phản ánh sự thiếu đồng bộ, nhất quán trong các quy định, chính sách áp dụng của các địa phương đang ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, làm đứt gãy chuỗi cung ứng, đứt gãy chuỗi sản xuất.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm