Tết này, cô Lan không đi tu

Lan và Điệplần đầu xuất hiện trên sân khấu kịch này không giống với vở cải lươngChuyện tình Lan và Điệp (phóng tác từ truyện Tắt lửa lòngcủa Nguyễn Công Hoan) đã ăn sâu trong lòng khán giả nhiều thế hệ bao nhiêu năm qua.

Ở cải lương, câu chuyện và các nhân vật đều bi lụy, yếm thế. Điệp thi rớt, được ông Phủ hứa hẹn cho thi đậu, rồi bị chuốc say, thức dậy đã thấy mình trong phòng Thúy Liễu. Điệp không hề chắc rằng mình bị lừa. Vậy nên Điệp phải cam chịu cảnh gánh trách nhiệm cuộc đời Thúy Liễu cùng cái bầu trong một xã hội phong kiến để mà phụ Lan dù có hôn ước, dù được Lan bao lần giúp đỡ. Lan trong cải lương chỉ biết khóc thương cho mối tình tan vỡ, đem chôn xác bướm, cánh lan Điệp tặng rồi cắt tóc đi tu. Khi Điệp đến chùa tìm, Lan cắt đứt dây chuông,  không ra gặp mặt… Do vậy vở cải lương này đã lấy nước mắt của không biết bao nhiêu khán giả.

Tết này, cô Lan không đi tu ảnh 1

Còn ở vở kịch Lan và Điệphôm nay, khán giả cũng rơi nước mắt trước cảnh Điệp phụ Lan đi lấy Thúy Liễu, hay cảnh Lan lên tỉnh tìm Điệp rồi phải đối diện với Thúy Liễu… Nhưng Lan, Điệp, kể cả Thúy Liễu trong kịch hôm nay đã khác hẳn. Điệp được Thúy Liễu cho biết mình bị gài bẫy nên chẳng cần chịu trách nhiệm gì cả. Anh chỉ dám hay không chống lại thế lực và những cám dỗ của ông Phủ để ký kết hợp đồng hôn nhân chỉ một năm với nhiều ân sủng rồi được trả tự do để về với Lan hay đi tù với tương lai đen tối. Anh đã chọn con đường thỏa hiệp và đi từ thỏa hiệp này đến thỏa hiệp khác để đánh mất bản thân, nhân cách lẫn tự do của mình. Đến lúc hối hận thì đã muộn.

Lan hôm nay được một bác sĩ người Pháp chữa bệnh cho cha cô vì cảm mến sự hiếu thảo mà đem lòng thương yêu, theo đuổi. Bởi thế khi nhận ra sự hèn nhát, thay đổi vì cuộc sống vinh hoa của Điệp, Lan và ông Tú đã gạt nước mắt, mạnh dạn hủy hôn ước với Điệp bởi việc giữ đạo nghĩa với lời hứa cùng cha Điệp khi xưa coi như đã làm tròn. Lan nhận lời kết hôn với bác sĩ người Pháp để đền ơn cứu cha và có cuộc sống hạnh phúc cùng chồng con. Điệp phải trả giá đắt khi bị Thúy Liễu và ông bà Phủ khinh khi, tống ra đường, bị họ vu cáo, bắt tù đày. Ra tù, Điệp sám hối, trở thành ông giáo làng dạy học cho trẻ nghèo như ước vọng cùng Lan khi xưa và sống một cuộc đời dù nghèo nhưng thanh nhàn…

Có rất nhiều thay đổi so với nguyên tác Tắt lửa lòng lẫn vở cải lương Chuyện tình Lan và Điệp , song Lan và Điệp của Kịch Hoàng Thái Thanh không làm người xem khó chịu, phản cảm. Ngược lại, vở diễn đem đến cho người xem một cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu.

Xem kịch, chứng kiến cảnh gia đình ông bà Phủ, Thúy Liễu, Điệp đay nghiến, dằn vặt, tổn thương, chà đạp nhau hằng ngày trong cảnh giàu sang; đối lập cảnh nghèo nàn nhưng luôn tự trọng, thương yêu nhau ấm áp của cha con Lan và mẹ Điệp, người xem nhận ra đâu là giá trị của cuộc sống và hạnh phúc. Hạnh phúc, sự tự tại của con người ta chỉ có được khi giữ được nghĩa nhân, không đánh mất bản thân mình. Hãy đấu tranh, lựa chọn vì điều đó. Đó là giá trị, cảm xúc mà Lan và Điệp trên sân khấu kịch hôm nay đem đến cho khán giả lẫn cuộc đời.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm