PHÂN TÍCH CÁC KHÍA CẠNH VỀ CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ GIỮA VPF - LĐBĐ VN - AVG - BÀI CUỐI

Đưa ra tòa, chịu thiệt lớn

Trong công văn ngày 29-12-2011 của VPF do bầu Kiên ký gửi cho VTV để trao quyền truyền hình có nêu căn cứ Nghị quyết 426 của LĐBĐ VN ngày 28-12-2011 để khẳng định quyền của VPF. Tuy nhiên, trong Nghị quyết 426 cũng có một nội dung rất quan trọng nhưng chưa thấy dẫn đó là VPF có nghĩa vụ kế thừa các hợp đồng LĐBĐ VN đã ký liên quan đến giải bóng đá chuyên nghiệp còn hiệu lực, trong đó có hợp đồng giữa LĐBĐ VN và AVG.

Việc phủ nhận trách nhiệm thực hiện hợp đồng với AVG là phủ nhận Nghị quyết 426 của LĐBĐ VN, phủ nhận những điều mà đại diện các CLB đã thông qua nghị quyết trong cuộc họp ban chấp hành.

Ai là chủ sở hữu giải Super League?

Giải bóng đá chuyên nghiệp Eximbank Super League do VPF đang điều hành là giải bóng đá vô địch quốc gia. Luật Thể dục thể thao (TDTT) và Điều lệ LĐBĐ VN quy định về giải này như sau:

Điều 52 Luật TDTT: Nhiệm vụ, quyền hạn của CLB thể thao chuyên nghiệp

1. Tham gia thi đấu giải thể thao chuyên nghiệp do Liên đoàn Thể thao Quốc gia, liên đoàn thể thao quốc tế tổ chức…”.

Đưa ra tòa, chịu thiệt lớn ảnh 1

Hy vọng cuộc đấu với danh nghĩa vì sự phát triển của bóng đá Việt Nam đúng luật chơi và đầy thiện chí để bóng đá Việt Nam không bị cấm cửa vì phạm luật. Ảnh: XUÂN HUY - GETTY IMAGES

Khoản 2 Điều 53 Luật TDTT:

“Liên đoàn Thể thao Quốc gia, CLB thể thao chuyên nghiệp và các tổ chức cá nhân khác tổ chức giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp là chủ sở hữu giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp do mình tổ chức”.

Khoản 7 Điều 71 Luật TDTT:

“Liên đoàn Thể thao Quốc gia có quyền tổ chức, quản lý các giải thể thao quốc gia tại Việt Nam”.

Khoản 14 Điều 4 nhiệm vụ và quyền hạn của LĐBĐ VN theo Điều lệ LĐBĐ VN:

Sở hữu tất cả các quyền phát sinh từ các giải đấu và các sự kiện thuộc quyền quản lý, tổ chức, điều hành của LĐBĐ VN, trong đó bao gồm các quyền về tài chính; quyền thu thanh, ghi hình; sản xuất; phát thanh, truyền hình; truyền thông đa phương tiện; quảng cáo, tiếp thị; các quyền khác theo quy định của pháp luật Việt Nam…

Điều 75 của Điều lệ LĐBĐ VN: Trao quyền

LĐBĐ VN là cơ quan duy nhất được trao quyền cho các đối tác về phân phối hình ảnh, âm thanh và những dữ liệu khác của các trận bóng cũng như các s? ki?n ho?t ??ng b?ng ?? do L?B? VN t? ch?c v? kh?ng c? b?t k? gi?i h?n n?o v? n?i dung, th?i gian, ??a ?i?m, c?c v?n ?? k? thu?t v? ph?p l?.ự kiện hoạt động bóng đá do LĐBĐ VN tổ chức và không có bất kỳ giới hạn nào về nội dung, thời gian, địa điểm, các vấn đề kỹ thuật và pháp lý.

Với những điều khoản trên của Luật TDTT và Điều lệ của LĐBĐ VN thì LĐBĐ VN là chủ sở hữu giải bóng đá vô địch quốc gia và các giải bóng đá chuyên nghiệp. VPF điều hành các giải bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam chỉ với tư cách người nhận ủy quyền từ LĐBĐ VN trên cơ sở hợp đồng ủy quyền giữa LĐBĐ VN và VPF (hiện hợp đồng này chưa được hai bên ký kết). Do chưa có hợp đồng ủy quyền này, VPF muốn trao quyền truyền hình cho ai phải được sự đồng ý của LĐBĐ VN.

Giải quyết tranh chấp ở đâu và như thế nào?

VPF chưa phải là thành viên của LĐBĐ VN, nhưng chỉ khi VPF là thành viên của LĐBĐ VN, VPF mới có thẩm quyền đầy đủ để quản lý, điều hành giải bóng chuyên nghiệp trên cơ sở hợp đồng nhận ủy quyền từ LĐBĐ VN. Cho dù thế nào, với tư cách cơ quan tổ chức trận đấu VPF phải tuân theo quy định về giải quyết tranh chấp theo Điều lệ của LĐBĐ VN (Điều 61 và 62). Tức tranh chấp này không thể được giải quyết ở tòa án, mà phải giải quyết trong nội bộ của LĐBĐ VN hoặc tại tòa trọng tài do LĐBĐ VN lập ra. Nếu VPF đưa tranh chấp với LĐBĐ VN ra giải quyết tại tòa án, FIFA sẽ can thiệp và đưa ra biện pháp ngăn chặn như đã từng làm với một số quốc gia, kể cả cấm hoạt động bóng đá quốc tế của Việt Nam theo quy định và Điều lệ FIFA mà bóng đá Việt Nam là thành viên.

Nếu CLB nào (và VPF khi trở thành thành viên của LĐBĐ VN) cho rằng hợp đồng giữa LĐBĐ VN và AVG ảnh hưởng đến quyền lợi của họ thì phải làm theo đúng quy định của FIFA đã ban hành. Đầu tiên là khiếu nại đến Ban Chấp hành LĐBĐ VN, đại hội thường niên của LĐBĐ VN cũng như các cơ cấu giải quyết tranh chấp của LĐBĐ VN (ban giải quyết khiếu nại, tòa trọng tài).

Nếu AVG cho rằng có đài truyền hình nào vi phạm bản quyền của AVG, họ có quyền kiện đài truyền hình này ra tòa án, yêu cầu Thanh tra Bộ VH-TT&DL xử lý, đề nghị Ban Kỷ luật của LĐBĐ VN ra lệnh cấm những cá nhân liên quan của đài vi phạm vào sân. Tương tự như vậy, AVG và LĐBĐ VN có quyền đề nghị Ban Kỷ luật của LĐBĐ VN xử lý kỷ luật các quan chức liên quan đến tổ chức trận đấu có hành vi tiếp tay cho các đài truyền hình vi phạm bản quyền của AVG.

Rất cần những góp ý hoặc phản biện dựa trên khía cạnh pháp lý

Trên đây là những phân tích dựa trên những luật và điều lệ liên quan. Chúng tôi cũng mong nhận được những ý kiến khác nếu có dựa trên các khía cạnh pháp lý, các văn bản hiện hành và quy định, Điều lệ của FIFA mà bóng đá Việt Nam là thành viên.

Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng rằng cuộc chiến pháp lý giữa VPF - LĐBĐ VN - AVG sẽ sớm chấm dứt và những bên liên quan sẽ ngồi lại với nhau trên tinh thần thiện chí và thực sự vì bóng đá Việt Nam. Chúng tôi tin những người đứng đầu những tổ chức này đều thể hiện muốn cùng hợp tác phát triển vì hình ảnh của bóng đá Việt Nam và tất nhiên là không muốn những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra đối với bóng đá Việt Nam.

Luật sư TRẦN VŨ HẢI

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm