Đừng nhầm lẫn tính đối kháng với sự hủy diệt

Và việc bầu Đức kỷ luật nội bộ bằng cách treo giò “đao phủ” này hết giai đoạn 1 là điều cần thiết.

Song song với án phạt đó cũng có những ý kiến trái chiều cho rằng sự đối kháng trong bóng đá và va chạm là cần thiết nên việc bầu Đức nặng tay là “tội thằng nhỏ” (!?).

Bầu Đức có thể đau khi xử lý nặng Tăng Tiến nhưng đó là điều cần thiết. Hãy nhìn sang Anh Khoa của SHB Đà Nẵng khi chỉ với một cú tắc bóng đã phải giải phẫu rồi chờ đợi trong đau đớn và cuối cùng là giải nghệ. Nói như các cầu thủ là có mỗi cái “cần câu cơm” thì cũng bị “chặt đứt”.

Có thể trong sự nóng giận tức thời vì bị quả 11 m hay vì tiểu xảo hoặc bị đá đau trước đó nếu có dẫn đến hành động của Tăng Tiến nhưng không thể chấp nhận lối đá hủy diệt như thế được. Ngay cả bóng đá châu Âu cũng có nhiều đội đá rất rát nhưng không phải kiểu hủy diệt để hại đồng nghiệp và có thể dẫn đến tàn phế như thế. Cú ra chân bằng gầm giày đạp vào đầu gối của Duy Mạnh mà Tăng Tiến thực hiện giống một đòn thù chứ không phải là đối kháng hay ham bóng. Rất may cho Duy Mạnh là không phải như Anh Khoa ba năm về trước nhưng cũng khiến cầu thủ này không thể thi đấu được hiệp 2.

V-League vẫn nhan nhản lối đá này và rất cần có sự chống bạo lực bắt đầu từ CLB, từ HLV, từ ông bầu lên án thói xấu.

Có thể bầu Đức đau vì sự nông nổi của cầu thủ trẻ của mình làm mất hình ảnh fair play mà ông luôn kêu gọi các cầu thủ trẻ phải tuân thủ nhưng việc ông ra đòn nặng là cần thiết và nên ủng hộ ông bầu này làm mạnh.

Một cầu thủ quan trọng bị treo giò nửa mùa bóng để cầu thủ đấy hối lỗi và nhiều cầu thủ khác lấy đấy làm gương tốt hơn rất nhiều là lại thêm nhiều cầu thủ phải giã từ sân cỏ như Anh Khoa và V-League bị bôi bẩn vì bạo lực.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm