Lợi thì có lợi…

Cầu thủ chuyền thành bàn nhận phân nửa. Thưởng cho cầu thủ ghi bàn nhiều tiền sẽ giúp họ cố gắng hơn và cũng tồn tại mặt trái.

Nhớ mùa bóng 2008, khi Đồng Nai vật vã trụ hạng, lãnh đạo đội cũng đưa ra mức thưởng 20 triệu đồng cho cầu thủ ghi bàn. Thế là trong một trận tiếp đội khách, một cầu thủ ngoại của Đồng Nai lừa bóng qua thủ môn và sắp đưa vào lưới. Bỗng dưng một ngoại binh khác ở vị trí việt vị lại chạy đến đá bồi. Bàn thắng dĩ nhiên không được công nhận. Đồng Nai mất trắng 3 điểm vì cái “tội” thưởng người ghi bàn đã khiến các cầu thủ khác tranh công mà quên mất mình đang ở thế việt vị.

Những đội có ông bầu… biết về bóng đá chẳng bao giờ thưởng như thế. Họ thường chấm công theo mức độ cống hiến để căn cứ vào đó mà thưởng.

2. Giải bóng chuyền nữ quốc tế VTV đang diễn ra tại Buôn Ma Thuột. Tên của các đội khách mời được ban tổ chức xướng lên ngắn gọn ỡm ờ, dẫn đến chuyện lầm tưởng bóng chuyền Việt Nam đã tiếp cận đẳng cấp thế giới.

Chẳng hạn, nhiều báo đài chạy theo giật tít “Tuyển nữ Việt Nam “hủy diệt” Úc”, “Tuyển nữ Việt Nam thắng dễ Kazakhstan”… Chủ giải VTV trong các chương trình thời sự cũng đưa tin kiểu này dễ gây ngộ nhận. Người hâm mộ đều nghĩ tuyển nữ bóng chuyền Việt Nam đại thắng các đội tuyển quốc gia khách mời cực mạnh.

Chính vì thế, chủ giải nên có thông tin thật chính xác khách mời là ai (đội trẻ, lứa tuổi nào, hay của CLB nào). Có thể cách gọi tên tuyển quốc gia khách mời như một kiểu nâng tầm đội chủ nhà nhằm thu hút khán giả hơn nhưng mập mờ như thế là không ổn.

Chẳng nhẽ tuyển nữ bóng chuyền Việt Nam “hủy diệt” tuyển Úc, thắng dễ tuyển Kazakhstan mà chưa một lần vô địch… SEA Games?

TẤN PHƯỚC

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm