Sau giai đoạn hưu chiến

Không chỉ đội có cầu thủ tham gia đội tuyển cũng khổ mà đội không có cầu thủ đóng góp cho quốc gia cũng thế. Khổ vì trong thời gian đội tuyển làm nhiệm vụ cứ phải ngóng những ngôi sao của mình trên tuyển xem có “hắt hơi sổ mũi” hay tập quá không, rồi về lại CLB có hồi phục kịp không. Riêng với cầu thủ không lên tuyển phải ở nhà tập duy trì, tập “chay” sao cho đừng để tuột phong độ và đừng để mất sức vì thiếu tập trung trong giai đoạn chờ đấy…”.

V-League năm nay có đến bốn lần hưu chiến và bốn lần đấy là bốn nỗi khổ của những nhà cầm quân do phải điều chỉnh và duy trì thế nào để đội bóng không mất đi bản sắc và không mất phong độ. Về mặt kinh tế thì đó là giai đoạn không đá bóng mà vẫn phải gồng ra trả lương.

Vừa qua chỉ hơn một tuần cho đội tuyển tập trung mà khi trở lại hàng loạt đội đang trong nhóm đầu như Hải Phòng, Quảng Nam, TP.HCM… đều rất khó khăn khiến hoặc mất điểm hoặc bị chia điểm.

Đã nhiều lần những nhà chuyên môn nói rằng cả giải vô địch quốc gia phải ngưng lại cho đội tuyển tập trung, tập luyện và thi đấu là điều bất hợp lý vì các quốc gia họ chỉ tập trung đội tuyển vài ngày thi đấu xong lại trả về cho các CLB làm nhiệm vụ. Ta thì vẫn phải theo thói quen là có thời gian tập trung vừa đủ dài để làm quen và có lúc là để… phá bỏ phần ở CLB mà chỉnh sửa cho thích nghi với phần ở đội tuyển.

Đã có nhiều chuyên gia góp ý với chúng ta rằng HLV ở đội tuyển cần được sự hỗ trợ và hợp tác cùng HLV ở CLB và ngược lại để giúp cầu thủ có phong độ tốt cho cả CLB lẫn đội tuyển. Đó là những giáo án mà HLV ở đội tuyển và HLV ở CLB giúp đỡ qua lại cho nhau đối với cầu thủ của CLB đấy được chọn lên tuyển. Đằng này ở ta thì rất ít khi HLV ở CLB “chịu” HLV ở đội tuyển nếu không muốn nói là có lúc họ “kỵ” nhau.

Bài toán đấy từ lâu ở đội nghiệp dư rồi lên đến chuyên nghiệp bóng đá Việt Nam chưa thể giải được.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm