Nếu Công Vinh nhận ra giá trị của HLV Miura

Đội tuyển Việt Nam ra đấu trường quốc tế, Đông Nam Á, lối chơi nặng chất kỹ thuật thì cũng chẳng rõ ràng, thiên về sức mạnh lại cũng chẳng đâu vào đâu. Hai yếu tố này nó cứ mập mờ. Miura quyết định nâng chất từng hạng mục.

Olympic Việt Nam đánh bại Olympic Iran 4-1 ở Asiad 2014.

Khó lắm, hãy nhìn bộ mặt V-League, nhìn các cầu thủ thể hiện trong một trận cầu cho thấy trận đấu kém tính đối kháng, cầu thủ liên tục nằm sân… Và hậu quả là khi đội tuyển tập trung ra đấu trường quốc tế, đối phương liên tục đẩy trận đấu lên cao là nhiều tuyển thủ hụt hơi.

Huy Toàn - người góp một bàn trong chiến thắng 4-1 ấy.

Nghiệt nỗi khi HLV Miura về đẩy cao vấn đề sức mạnh và sức bền, cùng việc đẩy cao tính đối kháng thì bị các nhà chuyên môn, hàng ngàn người hâm mộ la ó. Nhiều người thấy các đội tuyển thời Miura có sức mạnh và sức bền, cùng chiến đấu rất cao nhưng họ không chịu nhìn nhận ra. Chỉ trong một thời gian ngắn Miura đã từng bước nâng cấp tuyển như thế và ra đấu trường quốc tế chẳng thua kém về mặt thể lực trước đối thủ đã là một thành công vượt bậc của các đội tuyển Việt Nam (đội tuyển quốc gia, U-23 và Olympic)…

HLV Miura thực thi "cuộc cách mạng dang dở" cho bóng đá Việt Nam.

Như đã nói, “cuộc cách mạng nào cũng phải trả giá bằng… máu”. Thay đổi thì phải trả giá. Mà các đội tuyển Việt Nam thì ra ngoài thua thiệt nhiều quá, từ sức mạnh đến sức bền, chạy 50-60 phút… là hai gối đã “đánh nhau”. Nhưng thời Miura thì các tuyển chơi sòng phẳng đủ 90 phút.

Làm thay đổi một bộ phận của đội tuyển mà nó thuộc về nhiệm vụ của HLV đội tuyển quốc gia thì đòi hỏi thời gian nhiều lắm. Lẽ ra nó thuộc về CLB từ thời đào tạo nền tảng cho cầu thủ trẻ. Tuy nhiên, khi HLV Miura “giật” hết sức nơi đội tuyển để nâng cấp thì nhiều chuyên gia bóng đá Việt Nam cứ như là “đau xót” cho cầu thủ vậy. Không nhìn sang Nhật hay Hàn Quốc, hãy nhìn các đội tuyển Singapore, Malaysia, Indonesia không thôi đã thấy lối chơi của họ thế nào. Tuyển Việt Nam chơi nho nhã thì cũng không thấy nho nhã và chơi “nhiệt” như kiểu Indonesia hay Malaysia thì cũng không có. Miura đã nâng cấp từng phần nhưng cứ bị la ó và phê phán, thậm chí bị gán cho cái biệt danh “đao phủ”.

Trận thắng lịch sử đó Mạc Hồng Quân cũng góp một bàn.

… Công Vinh chơi bóng ở Nhật một mùa và đã trải nhiệm bóng đá Nhật như thế nào. Và nếu như Công Vinh nghĩ đến việc nhờ ông thầy Miura về hợp tác làm đội thì nhất định CLB TP.HCM sẽ nâng cấp từng phần, từ thể lực, sức bền đến tăng tính đối kháng và sau đó mới tiếp tục hoàn thiện yếu tố kỹ thuật.

Nhiều chuyên gia bóng đá trong nước phê phán HLV Miura có vẻ như cứ thích quanh quẩn ao làng (cũng chưa ra hồn) cứ đòi phải xây dựng lối chơi đặc tính giàu chất kỹ thuật. Nhưng giàu kỹ thuật đúng nghĩa khi ra đấu trường quốc tế thì phải thật khỏe, thật bền và khi mất bóng thì phải thừa sức mạnh đoạt lại bóng…

Dường như giữa lúc HLV Miura đang xây dựng từng phân khúc cho các đội tuyển Việt Nam lên tầm cao mới thì cũng là lúc ông bị “trảm”.

+ Kỳ cuối: HLV Miura thiếu những cộng sự người Việt?

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm