U-23 Việt Nam chiếm 3 trong 10 điểm nhấn của AFC

AFC vừa chỉ ra 10 điểm nhấn của vòng chung kết U-23 châu Á vừa kết thúc. Theo đó U-23 Việt Nam chiếm được ba vị trí. Thử nhìn cách “thống kê” của AFC qua 10 điểm nhất của giải đấu.

Có cả thảy 10 cầu thủ ghi 12 bàn cho Uzbekistan lên ngôi

1- Đội bóng nhiều cầu thủ “biết” ghi bàn: Điểm nhấn này thuộc về nhà vô địch Uzbekistan. Họ có tổng cộng 10 cầu thủ ghi bàn khác nhau trong tổng số 12 bàn thắng giúp họ lên ngôi vô địch.

U-23 Malaysia cũng được đánh giá cực cao ở giải này

2- Sự thành công của bóng đá Đông Nam Á: Tất nhiên là U-23 Việt Nam tạo ấn tượng cực mạnh với giải đấu bằng cuộc hành trình đầy ngoạn mục và mang lại những sự thú vị cao trào cho giải đấu khi họ lần lược đánh bại các đối thù sừng sỏ nhất là Úc, rồi cựu vô địch Iraq cũng như ứng viên vô địch Qatar rồi có mặt ở trận chung kết và chơi ngang ngửa với Uzbekistan. Ngoài Việt Nam thì Malaysia cũng được đánh giá cao khi vào tứ kết dù thua nhưng chơi ngang ngửa với Hàn Quốc, trước đó thì đánh bại Saudi Arabia…

Almoez Ali (19) cùng với Quang Hải là những tác giả cú đúp bàn thắng

3- “Cú đúp” lên ngôi: 32 trận đấu tại giải nhưng không có một cầu thủ nào có hat trick, ngay cả vua phá lưới là Almoez Ali (sáu bàn) cũng chỉ có cú đúp mà thôi. Ngoài Almoez, còn có Quang Hải (cú đúp vào lưới Qatar), Al Duhail (Qatar có cú đúp vào lưới Palestine)…

Sidokov vào thay thì hai phút sau ghi bàn quyết định đưa Uzbekistan vô địch

4-     “Siêu dự bị”: Đó chính là Sidokov, người đã ghi bàn vào phút chót ở hiệp phụ thứ nhì để Uzbekistan thắng U-23 Việt Nam 2-1 ở trận chung kết. Sidokov được tung vào sân phút 118 và vào phút cuối cùng của hiệp phụ thứ hai thì ghi bàn.

U-23 Việt Nam được xem là "Vua phạt đền", "Vua luân lưu"

5-     “Vua phạt đền”: Đó chính là U-23 Việt Nam. Ở tứ kết và bán kết thì U-23 Việt Nam loại các đối thủ Iraq và Qatar đều trên chấm phạt đền trong loạt luân lưu. Ngoài thủ môn Bùi Tiến Dũng là người vô hiệu hóa các quả 11m nhiều nhất với bốn quả. Một quả trong trận gặp Hàn Quốc ở vòng bảng, một quả luân lưu ở trận gặp Iraq và hai quả luân lưu ở trận gặp Qatar.

Xamrobekov (cầu thủ xuất sắc nhất giải) có số lần chạm bóng kỷ lục

6-  “Vua chạm bóng”: Đó chính là cầu thủ xuất sắc nhất giải Xamrobekov (số 7), thống kê cho thấy trong sáu trận tại giải, Xamrobekov có 673 lần chạm bóng, thứ nhì thuộc về đồng đội Ganiev với 512 lần. Xamrobekov có những đường chuyền và cầm nhịp trận đấu được đánh giá cao.

Kang Hyeon-mu có nhiều pha cứu thua ấn tượng nhất

7-     Thủ môn cứu thua nhiều nhất: Thuộc về Kang Hyeon-mu, đây là thủ môn có nhiều pha cứu thua nhất trong số các thủ môn của giải, trong đó nổi bật nhất là ba pha cứu thua rất ấn tượng ở bán kết của Hàn Quốc vào hiệp 2.

Akram Afif là tiền đạo hung thần nhất của giải

8-     “Kẻ đáng sợ nhất”: Đó chính là Akram Afif của Qatar, là tiền đạo được đánh giá là “hung thần” của tất cả các phòng ngự 16 đội tại giải, kỹ thuật tốc độ và khả năng tạo hội rất cao. Đây là cầu thủ từ học viện Aspire của Qatar hiện nay đang đá cho Eupen của Bỉ.

Khamdamov (17) là tay chuyền giỏi nhất

9-     “Vua chuyền bóng”: Đó chính là Khadamov. Cầu thủ số 17 này ngoài việc giỏi chuyền bóng cho đồng đội ăn bàn, thì còn ghi bàn và thực hiện những pha đá phạt góc rất dễ tạo cơ hội cho đồng đội ghi bàn.

Quang hải có cái que trái quái nhất giải

10- “Que trái quái nhất”:Chẳng ai cạnh tranh nổi với Quang Hải, trong số năm bàn thắng của Hải (về nhì vua phá lưới) thì có bốn bàn thắng “que trái huyền ảo”, trong đó ba bàn được ghi ngoài vùng 16m50. Quang Hải là “chuyên gia chân trái” ấn tượng nhất giải.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm