Việt Nam tăng thêm cơ hội vô địch AFF Cup 2018

Việc Malaysia loại Thái Lan đã làm cho cơ hội vô địch của Việt Nam tăng lên đáng kể so với Việt Nam gặp Thái Lan ở chung kết.

Dường như ở đây có một mối “quan hệ hữu cơ” theo kiểu “vỏ quít dày có móng tay nhọn”.

Niềm vui vỡ òa của CĐV Việt Nam trên sân Mỹ Đình sau bàn thắng mở tỉ số của Quang Hải.

Tuyển Malaysia khi đối đầu với Thái Lan từ vòng knock out cho đến trận chung kết thì cơ hội Malaysia thắng Thái Lan vẫn cao hơn vo với Việt Nam. Nếu như đầu giải AFF Cup 2018 cơ hội vô địch của Việt Nam vẫn chập chờn và chưa rõ ràng thì khi Malaysia loại Thái Lan, cơ hội cho Việt Nam bỗng trở lên rõ nét hơn.

Thái Lan khi đối đầu với Việt Nam thì dường như họ thêm một sức mạnh vô hình nào đó cộng dồn vì như báo chí Đông Nam Á vẫn hay ví von “derby Đông Nam Á”. Và gặp Việt Nam thì cầu thủ Thái Lan tập trung và nỗ lực cao hơn.

Nếu như tuyển Việt Nam đối đầu với tuyển Thái Lan ở chung kết thì cơ hội thắng rất thấp nhưng khi đối đầu với Malaysia thì cơ hội tăng lên và rõ ràng.

HLV Park Hang-seo chỉ đạo rất nhiệt ngoài sân.

Trong quá khứ các cấp độ đội tuyển thì Việt Nam cũng hai lần “ôm hận” trước Malaysia. Đó là SEA Games 2009, thắng dễ U-23 Malaysia 3-1 ở vòng bảng, tái đấu ở trận chung kết thì U-23 Malaysia trở thành những “con hổ” thực sự đánh bại U-23 Việt Nam 1-0 bằng thứ bóng đá “hard rock”. Và cũng lối chơi “hard rock” đó một năm sau, tuyển Việt Nam “ôm hận” tại bán kết AFF Cup 2010 trước Malaysia.

Giữa hai lần đó và lần này có gì khác và giống nhau?

Hai lần U-23 Việt Nam và tuyển Việt Nam “ôm hận” đó thì ông Rajagobal là người dẫn dắt U-23 và tuyển Malaysia, còn phía Việt Nam là HLV Calisto.

Có chi tiết trùng hợp là ở hai lần đó thì HLV Tan Cheng Hoe của tuyển Malaysia hiện nay là trợ lý cho ông Rajagobal. Lần AFF Cup này, Tan Cheng Hoe cũng mời Rajagobal làm "thầy giùi” và Malaysia đã có sự giúp đỡ của “phù thủy” khắc tinh của bóng đá Việt Nam này.

Sự chắc chắn của hàng thủ Việt Nam khiến Philippines không có cơ hội lật ngược tình thế.

Tuy nhiên, xét trên toàn cục thì ở đây có một sự dễ chịu hơn khi Việt Nam đối đầu với Malaysia ở chung kết hơn so với gặp Thái Lan.

Đừng lấy chuyện Việt Nam thắng dễ Malaysia 2-0 ở vòng bảng làm thước đo ở cuộc tái đấu trong trận chung kết. Bởi nếu mang điều này ra để so sánh thì ảo mộng lớn sẽ hình thành. Thứ nhất là tính chất của vòng bảng nó khác với vòng Knock out. Thứ hai là cuộc tái đấu bao giờ cũng thách thức hơn rất nhiều đối với kẻ thắng trước đó. Bài học bán kết AFF Cup 2014 mà người Mã đã dạy cho tuyển Việt Nam còn đó. Việt Nam thắng Malaysia 2-1 ở Shah Alam và thua 2-4 tại Mỹ Đình.

Nhưng cuối cùng cơ hội cho tuyển Việt Nam lớn hơn và rõ ràng hơn đó là gì?

Đó chính là cách chơi, bài học từ những thất bại trước và cả sự “kỵ rơ” ở đây. Thế hệ tuyển thủ Việt Nam hôm nay đã qua trui rèn bản lĩnh ở những giải lớn mà tuyển Malaysia không có được, sự kết dính của đàn anh và những cầu thủ trẻ và cả bản lĩnh để ngược dòng. Đó sẽ là chìa khóa cho Việt Nam lên ngôi vô địch lần thứ hai sau AFF Cup 2008.

Việt Nam sẽ tái ngộ với Malaysia trong trận chung kết.

Sự tương đồng giữa Malaysia và Việt Nam

Những cựu binh, đàn anh trong tuyển Malaysia như Talaha, đội trưởng Zaquan, trung vệ Zafuan đều là những đầu tàu, chỗ dựa cho đàn em.

Hai cầu thủ trẻ Malaysia như Safawi Rasid, 21 tuổi và Syahmi, 20 tuổi (cầu thủ ghi tuyệt phẩm san bằng 1-1 cho Malaysia ở bán kết lượt về với Thái Lan) đều là những cầu thủ U-23 Malaysia đều đã kinh qua giải U-23 châu Á như Quang Hải, Hà Đức Chinh, Công Phượng… của Việt Nam. Những cầu thủ trẻ Việt Nam chơi bên cạnh các đàn anh như Anh Đức, Văn Quyết, Đặng Văn Lâm…

 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm