Vấn đề của bóng đá Việt Nam: Tại ải tại ai?

Làng bóng quốc nội chưa ai quên hồi năm ngoái, cú song phi của Huy Hoàng nhắm thẳng người Samson rất bạo liệt mà nếu dừng ở đoạn đó thì đồng nghiệp… tiêu là cái chắc. Thế nhưng khoảnh khắc sau đó, Samson nhanh chân nhảy lên tránh đòn rồi vô tình tiếp đất với nguyên một bàn chân đáp xuống đầu đối thủ. Huy Hoàng bất tỉnh lên xe vào bệnh viện với cái tai nạn nhớ đời theo kiểu gậy ông đập lưng ông.

Chiều 21-2, trên sân Cẩm Phả, cầu thủ Bruno của chủ nhà Than Quảng Ninh đã gặp tai họa thương tâm sau một cú vào bóng năm ăn năm thua với Vũ Anh Tuấn của HA Gia Lai. Tình huống này Vũ Anh Tuấn đã nhảy tránh một pha va chạm trong khi Bruno dù quá quen với mặt sân vẫn bị vấp đinh dưới mặt cỏ dày khiến anh bị chính thân mình đè xuống gãy gập cổ chân trái. Nhìn gương mặt kêu gào đau đớn và thảm thiết của Bruno, không ai có thể cầm lòng. Nếu Bruno may mắn như cú gãy chân của Eduardo (Arsenal) bị chơi xấu thì ít nhất một năm sau anh mới trở lại với phong độ khập khiễng.

Bruno bị tai nạn đáng tiếc với cái chân trái thương tật không khác gì một tai họa bởi chắc chắn anh phải sớm chia tay V-League khi bị gãy xương mác.

Chấn thương, nỗi ám ảnh của nhiều cầu thủ nhưng tại V-League lại càng nặng nề hơn. Ảnh: XUÂN HUY

Đấy là một pha vào bóng bình thường, sẽ không xảy ra chấn thương nếu Bruno không mất trụ nơi mảnh cỏ dày khác thường so với nhiều chỗ trên sân Cẩm Phả nham nhở lỗ chỗ. Cái mặt sân mà VPF đi tới đi lui khảo sát rồi kết luận chưa đủ chuẩn vì dàn đèn không đủ sáng và trận cuối cùng đá lúc 15 giờ thì Bruno gặp tai họa phần lớn do mặt cỏ.

Vài ngày trước đó, cầu thủ Đinh Văn Ta của Thanh Hóa vừa bị ban tổ chức treo giò năm trận và phạt 15 triệu đồng sau một cú vào bóng thô bạo vào mạn sườn Danny của ĐT Long An. Càng đau hơn nữa khi nhóm khiêng cáng của Thanh Hóa giở trò không đẹp khi đổ người gặp nạn xuống đất một cách không thương tiếc.

Chấn thương là một phần của cuộc chơi đối kháng mạnh mẽ như bóng đá nhưng người trong cuộc hoàn toàn có thể phòng tránh nếu như biết yêu thương và quý đôi chân của nhau hơn.

Quả bóng V-League mới lăn có mấy vòng mà cầu thủ gặp quá nhiều tai nạn nghề nghiệp với phần lỗi đều do ý thức chủ quan của con người. Ở một giải vô địch quốc gia thì việc có những nguy cơ tai nạn rình rập bắt nguồn từ sự thiếu chuyên nghiệp sẽ làm nền bóng đá ngày càng trì trệ.

Tai hại hơn nữa là các bậc phụ huynh sẽ ngao ngán khi còn phân vân cho con em mình theo nghề đá bóng hay không, còn cầu thủ trẻ chẳng học được gì đẹp đẽ hoặc phải sống chung với những tồn tại có khi đánh mất cả sự nghiệp.

Tại ải tại ai?

CÔNG TUẤN

 

Còn nhớ tại giải U-19 quốc tế Cúp Nutifood hồi đầu năm, một cầu thủ chủ nhà xuất thân từ “lò” SL Nghệ An đá sau đồng nghiệp U-19 Tottenham gãy chân phải đi nạng.

Vấn đề của bóng đá Việt Nam: Tại ải tại ai? ảnh 2
 

Ngay sau đó, bầu Đức (có nhiều cầu thủ từ Học viện HA Gia Lai Arsenal) chán vì tình huống phạm lỗi dẫn đến quả phạt đền thì ít nhưng ông ngán bởi hành vi triệt hạ mới nhiều. Cầu thủ ấy không có tên trong đợt tập huấn của U-19 Việt Nam như một hình thức xử phạt và ngay cả bản thân em cũng cảm thấy hối lỗi rất nhiều. Có những ý kiến cho rằng bầu Đức hơi nặng tay nhưng cứ xem cái cách chơi bóng fair play và cách dạy dỗ cầu thủ Học viện HA Gia Lai Arsenal không được phép nghĩ xấu, đá láo đủ thấy việc uốn nắn tư cách đạo đức sân cỏ cho cầu thủ từ nhỏ đến lớn không đơn giản.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm