Những bài thuốc gia truyền kỳ diệu - Bài 4:

Thống phong (Gout) điều trị triệt để bệnh Gout mạn tính

Mặc dù đã ăn uống cẩn thận, kiêng cữ, dùng đủ các thuốc cả Đông lẫn Tây y nhưng tần suất, cường độ các cơn đau ngày càng cao, đến mức cứ ăn chút tôm, cua, thịt bò, lòng lợn hay uống tý rượu là y như rằng đêm bị sưng đau. Nhưng bạn đừng chán nản, chấp nhận sống chung với gút. Vẫn còn hy vọng là Đông y gia truyền kỳ diệu. Cơ địa chứ không phải acid uric máu cao quyết định bạn bị gút hay không.

Cùng acid uric máu cao như nhau nhưng hơn 90% tổng số bệnh nhân gút là nam giới, chỉ dưới 10% là nữ giới. Cũng cùng acid uric máu nhưng trên 90% bệnh nhân gút ở tuổi trung niên, trong khi bệnh nhân gút ít tuổi chiếm tỉ lệ không đáng kể. Trong số những người tăng acid uric máu kéo dài thì 80% không hề bị gút, chỉ 20% bị gút. Cùng tăng acid uric máu như nhau nhưng người thì bị cơn đau gút cấp hành hạ, người thì không bị bất kỳ triệu chứng nào. Thậm chí có người acid uric máu cao hơn mà không bị gút trong khi có người bị acid uric thấp hơn lại bị gút. Điều này cho thấy trong bệnh gút acid uric máu cao tuy quan trọng nhưng không có tính chất quyết định. Yếu tố quyết định bạn có thể bị các cơn đau gút cấp và khi đã bị thì có dễ chữa, bệnh không trở thành mạn tính hay không chính là cơ địa bẩm sinh.

Vì vậy, điều trị triệt để bệnh gút quan trọng nhất không phải là làm giảm acid uric như các bác sĩ và mọi người thường lầm tưởng mà chính là dùng các biện pháp thay đổi cơ địa bẩm sinh để cơ thể có sức đề kháng cao với bệnh gút. Tức là khó bị cơn đau gút cấp tấn công (ngay cả khi acid uric máu cao) và khi đã bị gút cấp thì dễ chữa, để bệnh khỏi hẳn, không trở thành mạn tính.

Từ lâu Đông y đã được sử dụng để trị bệnh gút (thống phong). Tuy nhiên, nếu chỉ sản xuất thuốc Đông y theo các bài thuốc cổ phương có trong sách, trên mạng thì ai cũng làm được và hiệu quả cũng chỉ na ná như nhau, khó mà có được thuốc hiệu quả vượt trội. Nhưng cũng có một số (tuy rất ít) bài thuốc gia truyền kỳ diệu. Bài thuốc thống phong (Gout) gia truyền của một lương y ở TP.HCM là một ví dụ. Bài thuốc này không chỉ giúp giảm acid uric máu mà quan trọng hơn làm thay đổi cơ địa, giúp bệnh nhân đề kháng tốt đối với bệnh này (tin vui: Hiện bài thuốc này, được một công ty dược phẩm bào chế thành viên, đã có mặt tại các hiệu thuốc).

Anh Th. (doanh nhân) lần đầu tiên bị cơn đau gút cấp dữ dội, kinh hoàng ở khớp ngón chân cái vào gần sáng cách đây bốn năm. Trong thời gian dài hơn một năm sau đó anh không hề bị đau hay triệu chứng gì nên nghĩ mình đã khỏi hẳn và vẫn tiếp khách, ăn uống, bia rượu bình thường. Gần ba năm trước đây, sau một lần tiếp khách, ăn hải sản, uống rượu nhiều anh lại bị đau dữ dội vào ban đêm. Sau đó, mặc dù đã dùng nhiều thuốc cả Đông lẫn Tây y để giảm acid uric máu, kháng viêm nhưng anh vẫn tiếp tục bị các cơn đau gút cấp với tần suất và cường độ ngày càng cao, đến mức từ một năm trở lại đây cứ ăn tí tôm, cua, thịt bò, lòng lợn hay uống tí rượu, bia vào là y như rằng đêm đến anh bị sưng đau và không chỉ ở khớp ngón chân cái mà cả ở khớp cổ chân, cổ tay, ngón tay. Được bạn bè giới thiệu, sau bốn tháng liên tục dùng thuốc thống phong (Gout) gia truyền, acid uric máu giảm rõ rệt, bây giờ anh có thể ăn ít hải sản, thịt bò, uống bia rượu mà không bị đau nữa. Anh sẽ tiếp tục uống thuốc nhiều tháng nữa để ngăn ngừa các cơn đau tái phát, bệnh không trở thành mạn tính.

Sau một lần bị stress, ông N. (công chức) bị cơn đau gút cấp dữ dội vào ban đêm, đặc biệt đau tăng lên khi gần sáng, đau kinh hoàng. Đi khám bệnh, các bác sĩ khẳng định ông bị gút tuy acid uric máu không cao hơn giới hạn bình thường. Thời gian dài sau đó, mặc dù ông đã dùng thuốc giảm acid uric máu, cải thiện chế độ sinh hoạt, hạn chế rượu bia, thức ăn nhiều đạm và lượng acid uric máu vẫn ở mức bình thường nhưng ông vẫn bị các cơn đau gút cấp hành hạ ngày càng thường xuyên hơn. Sau bốn tháng dùng thuốc thống phong (Gout) gia truyền, tuy lượng acid uric máu không giảm nhưng ông không còn bị các cơn đau gút hành hạ nữa. Ông sẽ tiếp tục uống thuốc nhiều tháng nữa để ngăn ngừa các cơn đau tái phát và bệnh không trở thành mạn tính.

TS NGUYỄN KIM GIANG

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm